Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 721 Thực trạng và giải pháp phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 và những năm tiếp theo (Trang 47)

II. Giải pháp chủ yếu để phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lư cở

1. Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực

Hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động của huyện còn khá lớn, lực lượng lao động chiếm khoảng 52%. trong đó lực lượng lao động qua đào tạo rất ít. Mà mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện là công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn, vì vậy không chỉ cần lực lượng lao động mà còn đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực. Mặt khác đây là một huyện miền núi, dân tộc chủ yếu là

cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp do đó nhu cầu về nguồn lực có trình độ chuyên môn là rất lớn. Mà nguồn lao động của huyện chất lượng thấp chưa đáp chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy đẩy mạnh công tácđào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết.

Trong những năm tới phải từng bước thay đổi cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, tăng nhanh tỷ lệ đào tạo công nhân kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ. Phối hợp với trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm Quảng Ninh mở các lớp học nghề tại huyện đồng thời tăng cường chi ngân sách đầu tư cho giáo dục dậy nghề.

Tuy nhiên do thiếu vốn để đầu tư phát triển công nghệ sản xuất hiện đại nên lao động chủ yếu vẫn là thủ công, năng suất lao động kém, chất lượng mẫu mã không đáp ứng được cho người tiêu dùng như các sản phẩm miến dong, gạch viên. Vì vậy huyện cần có các chủ chương chính sách cho các doanh nghiệp vay vốn từ các nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội , ngân hàng phát triển nông nghiệp hoặc nguồn vốn từ các chương trình 135, 134, chương trình 120 với lãi suất ưu đãi.

Giải pháp đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở đây đó là huyện có chính sách tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất vay vốn, cải tiến công nghệ để sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã có khả năng cạnh tranh trên thị trường, có khả năng khai thác năng suất lao động cao.

Ngành thương mại-dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của huyện nhưng số lượng lao động ở đây còn thấp. Để phân bố hợp lý lao động ở khu vực này phải có sự chuyển đổi thu hút lao động vào các dịch vụ thương mại. huyện cần đầu tư qui hoạch khu kinh tế cửa khẩu quốc gia Hoành Mô -Đồng Văn. Để khu phát triển cần xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kho bãi, đa dạng hoá các hình thức mậu dịch biên giới, áp dụng chính sách phù hợp để phát triển khu kinh tế cửa khẩu.

Đào tạo những ngành nghề truyền thống, chủ yếu là đào tạo ngay tại nơi có nghề truyền thống như dệt thổ cẩm ở xã Húc Động , Vô ngại, Đồng Văn, ép

tinh dầu ở xã Hoành Mô, Đồng Văn, sản xuất miến dong ở xã Húc Động, Đồng Tâm.

2. Chuyển đổi cơ cấu giữa các ngành kinh tế của huyện.

* Về nông nghiệp: Đẩy mạnh sản xuất chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng chuyên canh, thâm canh các loại cây trồng; áp dụng khoa học công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất. Thực hiện chương trình tăng trưởng đàn trâu, bò, đàn lợn nái với qui mô chăn thả tập trung theo mô hình trang trại-rừng-chăn nuôi như ở xã Vô Ngại, Lục Hồn để nhân rộng ra cho các xã trong huyện, ngoài chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, huyện cần chủ động chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp, không phù hợp, không chủ động tưới tiêu thuỷ lợi sang gieo trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao như : ngô đông, tương , lạc, nhân rộng mô hình trồng và sản xuất miến dong ở xã Húc Động, Đồng Văn cho các xã trong toàn huyện.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá, thâm canh năng suất cao, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ( 1ha đất canh tác).

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp, phát triển các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm.

Đối với chăn nuôi tiếp tục thực hiện chương trình lai sin hoá đàn bò địa phương, đưa một số giống mới có năng suất cao để tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá

lớn để cung cấp cho thị trường bên ngoài. Muốn thực hiện được điều này thì các cấp có thẩm quyền phải chú trọng quan tâm giúp đỡ vốn kỹ thuật.

Các dự án 120 dự án về giải quyết việc làm cho nông dân vay vốn , chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp.

* Về công nghiệp: Xây dựng các cơ sở sở chế nhựa thông , ép tinh dầu, chế biến hoa quả và cơ sở chế biến thức ăn gia súc với quy mô phù hợp với điều kiện của huyện.

Ổn định diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng vụ (từ trồng lúa hai vụ tăng lên ba vụ / năm).

Nâng cấp hệ thống giống nhà nước đủ sức ứng dụng các công nghệ sinh học mới, đảm bảo đủ giống gốc cho sản xuất.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, phát triển kinh tế vườn, kinh tế rừng, kinh tế trang trại, trồng cây ăn quả ở nhưng nơi có điều kiện nhằm tạo ra năng suất. Đầu tư dự án trồng rừng 10.000-11.000 ha trong khuôn khổ chương trình quốc gia trồng 5 triệu ha rừng, phục hồi, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng bằng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh học ở các xã Hoành Mô, Đồng Văn, Lục Hồn, Tình Húc, Vô Ngại như thông mã vĩ, keo tai tượng, sa mộc, măng bát độ,các loại cây ăn quả chủ yếu là nhãn, hồng

Đổi mới dịch vụ nông nghiệp, khuyến khích các hộ nông dân khai thác tiềm năng của đất đai, lao động tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong huyện và các vùng lân cận.

Tổ chức mạng lưới khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất đến người lao động.

+ Liên doanh liên kết đầu tư vào nông nghiệp, tiềm kiếm đối tác đầu tư trong và nước tạo ra trung tâm các nhà máy chế biến nông sản. Nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các sản phẩm nông nghiệp, làm tăng các giá trị của nông sản, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Có các chính sách khuyến khích đưa công nghệ mới vào sản xuất.Khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các loại hình kinh tế phát triển tạo ra việc làm nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong huyện. Đầu tư dây truyền máy móc hiện đại tiên tiến cho cơ sở sản xuất gạch ngói ở xã Đồng tâm, máy ép tinh dầu và sản xuất miến dong ở xã Húc Động, Hoành Mô, Đồng Văn.

+ Kinh tế nông thôn lấy kinh tế hộ gia đình làm kinh tế tự chủ, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động để phát triển kinh tế hàng hoá có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của huyện.

+ Có chính sách ưu đãi trong vay vốn tạo việc làm, đổi mới trang thiết bị, thời hạn vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh.

+ Bổ sung và điều chỉnh các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn đang hiện hành, để giúp cho các ngành nghề của huyện có thể phát triển tối đa góp phần giải quyết tốt những vẫn đề lao động việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của huyện.

+ Thực hiện điều chỉnh phân bố lại nguồn nhân lực.

4. Một số giải pháp khác

Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Đặc biệt ưu tiên bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc ít người tại địa phương.

Đào tạo, đào tạo lại các cán bộ chủ chốt của cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên và có trình độ lý luận chính trị, có đủ trình độ lãnh đạo, điều hành, quản lý nhà nước.

Tạo cơ hội và môi trường bồi dưỡng, nâng cao đội ngũ doanh nhân, các chủ trang trại, nông- lâm trang và vườn rừng.

Đào tạo và phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn.

Chính sách thu hút và sử dụng nhân tài khoa học - công nghệ. Có cơ chế gửi học sinh giỏi đi đào tạo để trở về phục vụ cho sự phát triển của huyện.

Phát triển các trung tâm dạy nghề cho cộng đồng bằng việc mở các lớp học cho người nông dân ngay tại địa phương. Tổ chức học tiếng, phong tục tập quán của người dân tộc ít người cho cán bộ người Kinh đến công tác tại vùng dân tộc ít người.

Mở rộng quy mô trường dân tộc nội trú đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc ít người theo chế độ quy định hiện hành.

Xây dựng xã hội học tập; thường xuyên bồi dưỡng , đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động, nhất là các doanh nhân, nhà quản lý và lao động kỹ thuật.

Đẩy mạnh sự phân công lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động bằng mọi biện pháp tăng nhanh tỷ trọng lao động trong khu vực CN- TTCN và DV - TM.

Tăng cường sự liên kết hỗ trợ giải quyết việc làm bằng nhiều nguồn nhiều kênh, tích cực tìm kiếm thị trường để xuất khẩu lao động.

Phát triển thị trường nội tỉnh, mở rộng quan hệ với thị trường bên ngoài tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển có chất lượng, hiệu quả nhằm đào tạo con người và nguồn nhân lực cho vùng miền núi, dân tộc, biên giới.

Phát huy vai trò then chốt của khoa học, kỹ thuật-công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế. Xây dựng cơ chế, chính sách kinh tế để khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất.

Đầu tư phát triển tiềm lực khoa học-công nghệ cho hiện đại hoá nền kinh tế, trong đó đầu tư có trọng điểm, tạo bước bứt phá về một số kỹ thuật-công nghệ.

Cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng khoa học, kỹ thuật-cômg nghệ mới tiên tiến. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nhất là đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật, lành nghề nhằm thu hút lực lượng lao động kỹ thuật đến vùng miền núi, biên giới.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên các ngành, cấp học đảm bảo về số lượng, chất lượng, tâm huyết với nghề, đấp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học, theo chương trình giáo dục mới ở các bậc phổ thông, Nâng cao chất lượng dậy và học (mở mang kiến thức tin học và ngoại ngữ), đặc biệt là ở các thôn bản vùng cao như Đồng Văn, Đồng Tâm, Lục Hồn.

KẾT LUẬN

Qua đợt thực tập tại phòng Nội Vụ LĐTB&XH huyện Bình Liêu, và khi xem xét vấn đề “ thực trạng phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở huyện Bình liêu”. Em nhận thấy rằng nguồn nhân lực là một tài nguyên vô giá của xã hội nó không chỉ là nguồn lực về con người, sức khoẻ mà còn là nguồn lực về trí tuệ. Vì vậy đất nước nào có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì đất nước đó sẽ phát triển nhanh và bền vững.

Để phát huy hiệu quả của nguồn nhân lực thì chúng ta phải biết phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đó, nhất là tình hình nước ta hiện nay còn chậm phát triển và đang trong thời kì chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Do vậy sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có để phát triển kinh tế, lấy đó là nguồn tài nguyên của xã hội, của đất nước là rất cần thiết.

Việc phân bố và sửa dụng nguồn nhân lực có ý nghĩa chiến lược, nó không chỉ được sử dụng cho những nơi những vùng phát triển có điếu kiện thuận lợi mà còn rất quan trọng đối với những vùng đời sống kinh tế còn nhiều khó như huyện Bình Liêu.

Với kiến thức còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận được sự góp ý kiến chỉ bảo của thầy cô và các bạn. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và cán bộ phòng Nội vụ Lao động thương binh xã hội Bình Liêu đã hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Bình Liêu, ngày 01 tháng 01 năm 2008

Người viết CĐTTTN

DANH MỤC TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế lao động chủ biên PGS PTS Phạm Đức Thành, PTS Mai Quốc Chánh, PTS Trần Xuân Cầu trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, NXB Giáo dục năm 1998.

2. Phòng thống kê huyện Bình Liêu : Niên giám thống kê của huyện năm 2004, 2005

3. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2010 định hướng 2020.

4. Báo cáo lao động việc làm của phòng Nội Vụ-LĐ TB&XH Bình Liêu 2005, 2006.

MỤC LỤC

Lời nói đầu ………...1

Chương I: Lý luận cơ bản về phân bố và sử dụng nguồn nhân lực...2

I. Khái niệm...2

1. Khái niệm về nguồn nhân lực...2

2. Phân loại nguồn nhân lực... 3

2.1 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành nguồn nhân lực...3

2.1.1. Nguồn lực sẵn có trong dân...3

2.1.2. Nguồn nhân lực sẵn có trong dân...4

2.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực tham gia vào nền sản xuất xã hội... 4

3.Phương pháp xác định nguồn nhân lực...5

3.1.Dân số hoạt động kinh tế...5

3.2. Dân số không hoạt động kinh tế...5

3.3. Người thất nghiệp...6

3.4. Tỷ lệ người có việc làm...6

3.5. Tỷ lệ người thất nghiệp...6

3.6. Tỷ lệ người thiếu việc làm...6

3.7. Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ...6

4. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực...7

4.1. Khái niệm phân bố và sử dụng nguồn nhân lực...7

4.2. Cơ cấu nguồn nhân lực...7

4.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo không gian... ....7

4.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính, độ tuổi của người lao động...8

4.2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo chỉ tiêu chất lượng...8

4.2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm ngành kinh tế...8

5.2. Nội dung của sử dụng lao động...9

II. Sự cần thiết phải nghiên cứu việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực...9

1. Vai trò của nguồn nhân lực trong đời sống kinh tế xã hội...9

2. Sự cần thiết phải sử dụng lao động hợp lý...10

3. Nội dung của của sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam...11

3.1. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực theo lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất...11

3.2. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế...12

3.3. Phân bố và sử dụng các nguồn nhân lực giữa các vùng và lãnh thổ...14

Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh từ 2000 đến 2006………...15

I. Quá trình hình thành và đặc điểm kinh tế xã hội ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh...15

1.Quá trình hình thành và đặc điểm kinh tế xã hội huyện Bình Liêu...15

1.1. Quá trình hình thành...15

1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Bình Liêu...15

1.2.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính...15

1.2.2. Địa hình...16

1.2.3. Khí hậu thuỷ văn...16

1.2.4. Đất đai thổ nhưỡng...17

1.2.5. Tài nguyên rừng...18

1.2.6. Tài ngyuên khoáng sản...18

1.3. Dân số nguồn lao động...18

1.3.1. Qui mô dân số...18

1.3.2. Cơ cấu dân số theo giới tính, dân tộc, độ tuổi...18

2. Những đặc điểm chủ yếu về kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự phân bố và sử

Một phần của tài liệu 721 Thực trạng và giải pháp phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 và những năm tiếp theo (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w