Khái quát chung về Ngân hàng Công thương Chương Dương

Một phần của tài liệu 366 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Chương Dương  (Trang 34)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập từ năm 1988, đến nay, chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã khẳng định được năng lực của mình bằng những bước đi vững chắc.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sức cạnh tranh của thị trường trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng gay gắt, nguồn nhân lực luôn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, thời gian vừa qua, chi nhánh đã tiến hành tổ chức nhiều lớp đào tạo cho cán bộ công nhân viên để thích ứng với công nghệ hiện đại như: các lớp học ngắn ngày về marketing, các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, kho quỹ, kế toán, vi tính, ngoại ngữ… Đồng thời, thực hiện tốt việc thi tuyển đầu vào để tìm những người thực sự có trình độ, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với năng lực và điều kiện của từng phòng ban. Đến nay, chi nhánh đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên vững về chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm với công việc, phong cách làm việc chuyên nghiệp. Khách hàng đến với chi nhánh có thể được tư vấn không chỉ về quản lý vốn, quản lý doanh nghiệp mà còn cả cách sử dụng các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tín dụng và kế toán. Chính vì vậy, từ năm 2003 đến nay, hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã thực sự chuyển biến. Tính thời điểm hiện tại thì ngân hàng Công Thương Chương Dương có 1 quỹ tiết kiệm, 2 phòng giao dịch và 10 điểm giao dịch

2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Khác với các hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp, ngân hàng kinh doanh với đối tượng trực tiếp là tiền tệ. Ngân hàng thực hiện hoạt động huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân sau đó thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với nền kinh tế. Đây là hoạt động cơ bản của ngân hàng Công Thương Chương Dương. Lợi nhuận của ngân hàng xuất phát từ quá trình này. Ngân hàng Công Thương Chương Dương là một ngân hàng có truyền thống nên khách hàng của ngân hàng đều là những khách hàng quen thuộc và phần lớn là những công ty nhà nước có mặt trên địa bàn quận Long Biên, huyện Gia Lâm. Hiện nay các dịch vụ gia tăng của ngân hàng chưa được triển khai nhiều, trong bối cảnh hiện nay các ngân hàng TMCP đều có những bước tiến mạnh mẽ điều này đòi hỏi NH Công Thương Chương Dương cần phải có những đổi mới trong thời gian sắp tới.

2.1.4 Bộ máy tổ chức

2.1.4.1 Mô hình cơ cấu tổ chức

Bộ máy quản lý của ngân hàng Công thương Chương Dương được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban của công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của giám đốc.

Sơ đồ 5: Mô hình cơ cấu tổ chức12

2.1.4.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

Ngân hàng Công thương Chương Dương bao gồm 9 phòng. Cụ thể là:

*Phòng kế toán

Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng; các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi

Giám đốc 2 P. Giám đốc Trưởng phòng kế toán Tổ kiểm tra nội bộ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ 1 Quỹ tiết kiệm 2 Phòng giao dịch 10 Điểm giao dịch P Khách hàng cá nhân P QL rủi ro và nợ xấu P Thanh toán xuất nhập khẩu P Tiền tệ kho quỹ P Tổ chức hành chính P Thông tin điện toán P Khách hàng DN P Hành chính tổng hợp

tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.

* Phòng khách hàng doanh nghiệp

Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

* Phòng khách hàng cá nhân

Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

* Phòng quản lý rủi ro và nợ xấu

Phòng quản lý rủi ro và nợ xấu có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiên danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ngoài ra phòng quản lý rủi ro và nợ xấu còn chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay; quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

* Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu

Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu là phòng nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

* Phòng Tiền tệ kho quỹ

Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

* Phòng Tổ chức hành chính

Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.

* Phòng Thông tin điện toán

Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh; bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

Phòng Tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

2.1.5 Tình hình kinh doanh trong những năm gần đây.

Những năm trở lại đây nhờ mức tăng trưởng nhanh về huy động vốn, cho vay và các khoản thu dịch vụ phí nên lợi nhuận hàng năm đều duy trì ở mức cao, trong năm 2007 đạt 50,4 tỷ đồng. Năm 2007 Ngân hàng luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, đảm bảo tính trung thực, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Nghiệp vụ kế toán được thực hiện tốt, các giao dịch được xử lý chính xác, nhanh chóng, an toàn không để xảy ra sai sót, nhầm lẫn.

Chất lượng công tác thanh toán bù trừ, điện tử và thanh toán liên ngân hàng tại Ngân hàng ngày càng cao, các chứng từ thanh toán điện tử đi, đến đều được thanh toán chính xác kịp thời. Các con số về lợi nhuận sau khi đã trích lập quỹ DPRR trong các năm từ 2003  2007 được thể hiện qua bảng sau :

Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận 33.686 21.321 37.423 49.641 50.400

Bảng 1 : Số liệu lợi nhuận của ngân hàng trong 5 năm gần nhất 13

Qua bảng trên chúng ta dễ dàng nhận ra rằng lợi nhuận của công ty hàng năm nói chung đều tăng.

2.2.1. Tình hình biến động về số lượng lao động trong những năm gần đây đây

Trong những năm gần đây cụ thể là 4 năm 2004, 2005, 2006, 2007 số lượng lao động tại chi nhánh ngày càng có xu hướng tăng. Xu hướng đó được biểu diễn cụ thể trong bảng sau:

Chỉ tiêu Năm So sánh 200 4 2005 200 6 200 7 2005/2004 2006/2005 2007/2006 TĐ % TĐ % TĐ % 145 149 162 170 +4 +2.759 +13 +8.725 +8 +4.938

Bảng 2: Tình hình biến động nhân lực của NH qua các năm.14 Qua số liệu thống kê thì chúng ta có thể thấy rằng số lượng lao động tại ngân hàng luôn có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên số lượng tăng không đồng đều và biến động không lớn. Trong hoàn cảnh dịch vụ ngân hàng phát triển rất mạnh qua các năm thì nguồn nhân lực phải luôn luôn được bổ sung, điều này phù hợp với số liệu thống kê được.

2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo các chỉ tiêu

* Một là chỉ tiêu về giới tính. Năm Giới tính 2004 2005 2006 2007 Nam 36 42 46 46 Nữ 109 107 116 124

Bảng 3: Cơ cấu lao động theo giới tính15

14 Nguồn Phòng tổ chức hành chính – Ngân hàng công thương Chương Dương

Vì đặc thù ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nên phần lớn nhân viên của chi nhánh ngân hàng Công Thương Chương Dương là nữ. Điều này được minh chứng cụ thể qua các con số thống kê sau đây:

Nhìn vào bảng trên thì chúng ta có thể nhận thấy là nữ luôn chiếm đa số trong cơ cấu lao động của chi nhánh điều này có thể được giải thích do đặc điểm nghề nghiệp. Qua 4 năm thì số lượng nam nhân viên của chi nhánh có tăng lên về mặt số lượng tuyệt đối, còn về số lượng tương đối thì chỉ tăng trong 3 năm (24.83% 28.19% 28.4%) đến năm thứ tư thì giảm xuống chỉ còn 27.06%. Mặt khác tại chi nhánh ngân hàng CTCD ban lãnh đạo cũng đều là nữ. Như vậy, với cơ cấu trên ta có thể thấy rằng trong quá trình sản xuất kinh doanh chi nhánh cũng có những thuận lợi và những khó khăn nhất định do đặc thù này mang lại. Nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng cơ cấu này có phần mất cân đối vì tỉ lệ nam nhân viên chiếm phần nhỏ trong cơ cấu tổ chức.

* Hai là: Cơ cấu nguồn nhân lực theo chỉ tiêu chất lượng cán bộ

Cơ cấu nguồn nhân lực theo chỉ tiêu này được thể hiện cụ thể qua thống kê sau: CT 2004 2005 2006 2007 2005/2004 2006/2005 2007/2006 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Ths 2 1.4 2 1.3 3 1.8 4 2.4 0 0 1 50 1 33.3 ĐH 90 62.1 107 71.8 119 73.5 132 77.6 17 18.9 12 11.2 13 10.9 CĐ 13 9 5 3.4 5 3.1 8 4.7 -8 -61.5 0 0 3 60 TH 24 16.5 19 12.8 18 11.1 15 8.8 -5 -20.8 -1 -5.3 -3 -16.7 LĐPT 16 11 16 10.7 17 10.5 11 6.5 0 0 1 6.25 -6 -35.3 Tổng 145 100 149 100 162 100 170 100 4 2.75 13 8.7 8 4.9 Bảng 4: Thống kê chất lượng cán bộ16

Qua bảng thống kê trên ta thấy có điểm đáng lưu ý là số lượng nhân viên có trình độ ngày càng tăng qua các năm đây là tín hiệu tốt đối với sự phát triển của chi nhánh. Bên cạnh đó thì số lượng những người có trình độ thạc sỹ cũng ngày càng tăng đây là những người nằm trong diện cán bộ quản lý của chi nhánh. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các ngân

hàng thương mại thì việc nâng cao chất lượng cán bộ trong các ngân hàng nhà nước là điều hết sức quan trọng. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ trong ngân hàng đã có những bước làm rất tốt song trong tình hình mới thì đòi hỏi chất lượng cán bộ cũng phải tăng lên để đáp ứng đòi hỏi của thực tế.

* Ba là : Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi

Độ tuổi của lao động có ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức và lĩnh vực ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Nếu tỷ lệ lao động già (từ 50  55 đối với nữ và từ 55 60 đối với nam) cao, thì nói chung là khả năng đáp ứng được đòi hỏi của công việc là tương đối thấp nhưng ngược lại họ lại là những người có kinh nghiệm và đôi khi yếu tố này cũng đóng vai trò khá quan trọng. Bên cạnh đó nếu cơ cấu lao động của một tổ chức phần lớn là trẻ thì họ sẽ có thế mạnh là sự nhiệt tình năng động song không tránh khỏi những hạn chế về mặt kinh nghiệm. Do vậy cơ cấu hợp lý của bất kỳ một tổ chức nào cũng là kết hợp giữa 2 nguồn lao động này để mang lại hiệu quả cao nhất.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi của ngân hàng Công Thương Chương Dương được thể hiện qua bảng sau:

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2005/2004 2006/2005 2007/2006 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % <30 59 40.7 59 39.6 53 32.7 65 38.2 0 0 -6 -10.1 12 22.6 30-50 81 55.9 79 53 99 61.1 97 57.1 -2 -2.5 20 25.3 -2 -2.02 >50 5 3.4 11 7.4 10 6.2 8 4.7 6 120 -1 -9.1 -2 -20 Tổng 145 100 149 100 162 100 170 100 4 2.7 13 8.7 8 4.94

Bảng 5 : Cơ cấu theo độ tuổi 17

Qua bảng trên ta thấy rằng cơ cấu nguồn nhân lực của Ngân hàng Công Thương Chương Dương có những biến động không đều các chỉ tiêu theo độ tuổi thường có biến động tăng trong giai đoạn đầu sau lại giảm. Nhưng nếu ta quan sát cả thời kỳ thì thấy rằng: Từ 2004  2007 các chỉ tiêu đếu tăng: những người < 30 đã tăng từ 59  65 người ( tăng 10.17%), những người từ

30  50 đã tăng từ 81 97 (tăng 19.75%), còn số những người từ 50 trở lên đã tăng từ 5 8 người (đa số những người này đều thuộc đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng do đó sự tăng lên là hoàn toàn hợp lý). Phân tích sâu hơn ta thấy rằng tốc độ tăng của lực lượng lao động từ 30  50 nhanh hơn tốc độ tăng của lực lượng lao động dưới 30 tuổi. Qua đó ta có thể thấy rằng tốc độ trẻ hóa cán bộ trong ngân hàng còn hạn chế. Đây là hạn chế của không những ngân hàng công thương nói riêng mà cả trong hệ thống ngân hàng nhà nước nói chung. Trong điều kiện hiện nay em thiết nghĩ cần phải tăng số lượng cán bộ nhân viên trẻ vì họ là những con người có năng lực, sự nhiệt tình và tinh thần cầu tiến. Chúng ta không bác bỏ kinh nghiệm của những người lớn tuổi song nó sẽ cản trở quá trình đổi mới của hệ thống ngân hàng trong điều kiện hội nhập.

2.3. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực

2.3.1. Thực trạng công tác lập chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực

Ngân hàng Công Thương Chương Dương là chi nhánh cấp 1 của ngân

Một phần của tài liệu 366 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Chương Dương  (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w