Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm nâng cao khả năng trúng thầu

Một phần của tài liệu tc225 (Trang 69 - 72)

I. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÔNG TY

3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm nâng cao khả năng trúng thầu

thầu.

Trong nền kinh tế thị trường Marketing có vai trò rất quan trọng, nó là công cụ đặc biệt giúp cho các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Ở Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá công tác Marketing chưa được tổ chức thực hiện một cách bài bản dựa trên nguyên lý của môn khoa học này. Phòng kế hoạch- kỹ thuật của Công ty là một bộ phận đảm nhiệm các nhiệm vụ Marketing mà chưa được trang bị những kiến thức cần thiết cho công tác marketing của mình. Đây thực sự là một thiếu sót lớn trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thực tế hiện nay ở nước ta công tác Marketing của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp xây dựng nói riêng vẫn còn yếu. Chính vì vậy cần nâng cao công tác Marketing của các doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Phương thức thực hiện.

- Tiến hành nghiên cứu về chủ đầu tư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hay qua các mối quan hệ của Công ty để có cơ hội tham gia dự thầu.

- Thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh, đánh giá các mặt mạnh/yếu và phán đoán được các chiến lược cạnh tranh để đề ra định hướng cạnh tranh phù hợp.

- Nghiên cứu, tìm hiểu về thông tin cung ứng, về sự biến động của giá cả nguyên vật liệu, lao động, tình hình máy móc thiết bị xây dựng, dự kiến khả năng mua sắm hay đi thuê có chiến lược cạnh tranh thầu bằng giá hợp lý.

Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, Công ty nên xử lý và chuyển cho các bộ phận có liên quan để lập ra các chiến lược như:

a. Chiến lược phân đoạn thị trường:

Công ty nên chia thị trường xây dựng ra thành nhiều thị trường nhỏ có tính đồng nhất cao về mặt nào đó để có giải pháp thâm nhập thị trường thích hợp:

+ Phân đoạn theo tính chất công trình:Thị trường xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp.

+ Phân đoạn theo khu vực địa lý: thị trường miền Bắc, Trung , Nam. Công ty nên trọng điểm vào thị trường miền Bắc vì Công ty đã có ưu thế, uy tín trên thị trường.

b. Chiến lược cạnh tranh.

Để có thắng lợi trong các cuộc đấu thầu thì Công ty cần phải linh hoạt trong việc đề ra chiến lược riêng cho mỗi lần tham dự đối với mỗi chiến lược có thể áp dụng:

- Chiến lược dựa vào lợi thế tương đối: Công ty cần phải phát huy hết những thế mạnh của mình để tạo ra các ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.

- Chiến lược bỏ giá dự thầu thấp: Nhiều khi Công ty nên áp dụng chiến lược này để có thể trúng thầu nhiều công trình tạo công ăn việc làm cho công nhân hơn là thu được lợi nhuận cao.

- Chiến lược chuyên môn hoá và đa dạng hoá ngành nghề: Công ty áp dụng chiến lược này sẽ tạo cơ hội tham gia dự thầu nhiều hơn và trúng thầu cũng cao hơn.

Điều kiện thực hiện giải pháp.

- Tổ chức ra bộ phận chuyên môn về lĩnh vực này.

- Có đội ngũ cán bộ làm Marketing có trình độ, năng lực và lòng nhiệt tình cao.

- Phải tạo điều kiện cho bộ phận Marketing làm việc có hiệu quả cao nhất, tạo điều kiện về phương tiện kinh phí và thời gian cho họ.

- Công ty cần tuyển thêm nhân viên làm về bộ phận này tạo sức mạnh mới cho bộ phận làm việc có hiệu quả hơn.

Hiệu quả thực hiện giải pháp.

Nếu công tác nghiên cứu thị trường làm tốt sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong đấu thầu và trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Thông qua hoạt động này, Công ty có thể thu thập được nhiều thông tin có lợi như xác định rõ hơn về vị trí và sức mạnh của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh, tạo uy tín trên thị trường.

- Tăng cường hoạt động Marketing sẽ nắm bắt kịp thời, nhanh nhạy về thị hiếu khách hàng, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường.

- Công ty sẽ xác định cho mình những lĩnh vực có thế mạnh và sẽ đầu tư vào đó có trọng điểm, tránh tràn lan, đem lại nhiều cơ hội trúng thầu.

Một phần của tài liệu tc225 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w