II. Thực trạng của công tác quản lý nguồn nhân lực trong VMC
1. Thực trạng công tác lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực
Hiện nay, VMC chưa có một bộ phận chuyên về Quản lý nguồn nhân lực nên công tác lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực chưa thực hiện theo các bước cụ thể hay theo một trình tự nhất định. Công tác này được thực hiện dựa trên mục tiêu của xí nghiệp. Cụ thể là:
- Mục tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp như thế nào thì kế hoạch lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực sẽ được đưa ra để có một nguồn nhân lực tốt phục vụ cho mục tiêu đó.
- Đối với cán bộ quản lý: việc lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực sẽ được xác định theo từng bộ phận, từng lĩnh vực sản xuất. Ví dụ như bộ phận hành chính thì cần bao nhiêu người quản lý, bộ phận sản xuất trực tiếp thì mỗi phân xưởng cần bao nhiêu người quản lý,…
- Đối với công nhân viên sản xuất trực tiếp: Việc xác định nhu cầu của xí nghiệp dựa trên mục tiêu sản xuất của xí nghiệp trong năm, định mức đối với
mỗi phân xưởng sản xuất, số ngày làm việc/tháng, số giờ làm việc/ngày để tính ra số lao động cần thiết cho xí nghiệp.
- Đối với các nhân viên khác như lái xe, nhân viên phục vụ, nhân viên vệ sinh công nghiệp, nhân viên bảo vệ thì được nhìn nhận một cách chủ quan căn cứ vào việc tổng kết cuối năm thấy phòng, ban nào thiếu thì sẽ lập kế hoạch điều chỉnh và tuyển thêm.
Như vậy, việc lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực của VMC chưa được thực hiện theo một trình tự nhất định của công tác lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực. Vì vậy việc lập kế hoạch chiến lược của VMC cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa thì mới có thể tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.