quân của 1 CNSX trong năm (VII=IVxVI)
giờ 2126,25 1972,8 - 153,45
Như vậy qua bảng số liệu ta thấy hệ số ngày làm việc theo chế độ Kế hoạch 2007 H = (283,5 : 304) = 0,933
Thực hiện 2007 H = (274: 304) = 0,901
So sánh ta thấy kết quả thực hiện và sử dụng ngày công trong năm của công nhân sản xuất không đạt kế hoạch đề ra. Như thế Công ty chưa sử dụng hiệu quả lực lượng lao động vẫn còn những tồn tại và nguyên nhân gây mất hiệu quả sử dụng lực lượng lao động tại Công ty như
- Số ngày nghỉ thai sản, ốm đau vẫn còn cao
- Tình trạng nghỉ không có lý do vẫn còn tồn tại bình quân 5 ngày/năm. - Các yếu tố khách quan và chủ quan gây ngừng việc cả ngày.
Như vậy có thể thấy rằng thời gian lao động bình quân của một công nhân sản xuất chưa được thực hiện tốt vẫn còn nhiều nguyên nhân gây khó khăn cho việc sử dụng thời gian của người lao động hay nói khác đi cũng chính là sử dụng người lao động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lực lượng lao động ta tính hệ số sử dụng giờ công có ích trong ca/ngày làm việc so với tổng thời gian ca/ngày làm việc. Theo số liệu trong bảng cân đối thời gian lao động của công nhân sản xuất, ta tính được hệ số sử dụng giờ công lao động trong ngày như sau:
Kế hoạch 2007: K = 7,5: 8 = 0,94 Thực hiện 2007: K = 7,2 : 8 = 0,90
Do đó, so với kế hoạch, Công ty không hoàn thành kế hoạch sử dụng công lao động. Và có thể những nguyên nhân sau gây ra sự mất hợp lý.
- Phân công và bố trí lao động chưa hợp lý
- Kỷ luật lao động chưa nghiêm dẫn đến tình trạng lãng phí sức lao động do đi muộn về sớm, nói chuyện riêng trong giờ làm việc…
Từ những nguyên nhân trên Công ty cần có những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí thời gian và sức lao động.
4.5. Thực trạng đánh giá hiệu làm việc của nguồn nhân lực tại Công ty
Đánh giá cứ mỗi kỳ Công ty đều được báo cáo về tình hình sử dụng lao động, tình hình mức độ ổn định lao động tại các phân xưởng từ đó có những kế hoạch cho kỳ tiếp theo.
Việc đánh giá này thường thông qua các cuộc họp hội nghị của ban giám đốc và từ đó có thể đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng bộ phận chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.5.1. Đánh giá thông qua việc tăng năng suất lao động tại Công ty
Hiện nay Công ty chủ yếu đánh giá theo chỉ tiêu biến động tuyệt đối và tương đối về mức tăng năng suất lao động.
Bảng 2.12 : Bảng đánh giá năng suất lao động.
Chỉ tiêu Đơn
vị
Kế hoạch Thực hiện So sánh So tuyệt đối % Tổng sản lượng Chiếc 1426000 1972000 546000 138,29% Tổng số công nhân sản xuất Người 182 194 12 106,59% Năng suất bình quân năm 1 VND 89.450.000 103.360.000 13.910.000 115,56%
công nhân
Nguồn: Phòng tổng hợp
Như vậy qua bảng số liệu ta thấy tình hình tăng năng suất lao động của Công ty năm 2007. Những đánh giá về số lượng sản phẩm tăng thêm là 38,29% tương ứng với 546000 sản phẩm. Tỷ lệ này như thế vẫn chưa cao chứng tỏ việc sử dụng lao động tại Công ty chưa thật sự có hiệu quả. Trong khi đó số lượng công nhân sản xuất tăng lên vượt kế hoạch đề ra là 12 người. Điều này cũng không ảnh hưởng nhiều tới khả năng huy động lực lượng lao động sản xuất tại Công ty.
Về mặt năng suất bình quân 1 năm/ 1 công nhân quy đổi ra VND thì tỉ lệ tăng năng suất lao động là 15,56% so với kế hoạch như vậy đây là một điều đáng mừng vì thu nhập của người lao động sẽ tăng cao dựa theo số lượng sản phẩm sản xuất ra là tương đối lớn. Nó thể hiện sự hiệu quả của lực lượng lao động có trình độ lành nghề trong Công ty. Như vậy Công ty cần có những chính sách đầu tư phát triển nguồn lực này.
4.5.2. Đánh giá hiệu quả làm việc thông qua bình điểm thi đua của từng tổ sản xuất, xếp loại hàng tháng
Hiện nay Công ty đang sử dụng hình thức đánh giá này như là một công cụ chính xác nhất vì nó trực tiếp xác định mức độ nhiệt tình, trong công việc, mức năng suất lao động đạt được trong tháng, quý, năm phương pháp đánh giá vào việc xếp loại A,B,C,D,E và căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng của đốc công, các loại sản phẩm A,B,C mà tổ sản xuất làm được.
Đây là phương pháp đánh giá đồng thời cũng là căn cứ để trả lương cho từng tổ, từng người lao động. Và như vậy đây chính là hình thức chủ yếu của việc đánh giá xếp loại công nhân sản xuất. Các tiêu chí đánh giá cụ thể được thu tập từ phòng hành chính nhân sự tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 2.13: Tiêu chí đánh giá cán bộ công nhân viên Công ty
Loại Tiêu chí Hệ số