2.5. Công nghệ sản xuất tuy được đầu tư nhưng chưa đủ để đáp ứng cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu những lô hàng lớn mà mức độ phức tạp cao.
Phần lớn các doanh nghiệp chưa có được những công nghệ sản xuất hiện đại nhất phù hợp với tốc độ phát triển của thế giới nhiều doanh nghiệp vẫn sản xuất bằng dây chuyền sản xuất lạc hậu điều này sẽ làm cho tốc độ sản xuất của doanh nghiệp bị chậm và không thể sản xuất được những hàng chất lượng tốt nhất cũng như không thể nhận những hợp đồng sản xuất lớn từ phía liên minh EU điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng làm giảm mức độ kỳ vọng và tín nhiệm của đối tác.
III. Những cơ hội và nguy cơ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. Nam sang thị trường EU.
1. Những cơ hội của ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. may sang thị trường EU.
1.1. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới vào cuối năm 2006.
Sau nhiều năm đàm phán cả song phương lẫn đa phương với nhiều quốc gia thì năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO với việc trở thành thành viên chính thức của WTO thì ngành dệt may đã có những thuận lớn to lớn đó là thị trường xuất khẩu được mở rộng, thuế quan xuất khẩu được cắt giảm xuống mức thấp nhất. Cùng với những thuận lợi to lớn đó sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sang thị trường EU đây là thị trường rộng lớn với 27 quốc gia thành viên và việc Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì hàng dệt may khi xuất khẩu sang thị trường này sẽ được cắt giảm thuế quan xuống mức thấp nhất và sẽ được các thị trường này chấp nhận hàng hoá của Việt Nam một cách tốt nhất điều này sẽ giúp chúng ta giảm giá thành sản phẩm có đủ sức cạnh tranh với hàng hoá của các quốc gia khác.
1.2. Các thông tin về thị trường EU ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng.
Điều này là một nhân tố quan trọng đối với quá trình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này. Các doanh nghiệp có am hiểu thị trường này thì mới biết được cần sản xuất sản phẩm gì, sản xuất với chất lượng tốt hay xấu, sản xuất bao nhiêu, mẫu mã ra sao, giá thành thế nào có như vậy thì sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường này mới được thị trường này chấp nhận.
2. Những nguy cơ của ngành dệt may khi xuất khẩu sang thị trường EU.
2.1. Có đến 80 (%) nguyên phụ liệu dung để sản xuất hàng dệt may là Việt Nam phải nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Đây là một khó khăn lớn cho ngành sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, việc phải nhập đến 80% nguyên phụ liệu sẽ ảnh hưởng lớn tiến độ sản xuất cũng như tiến độ giao hàng cho đối tác. Chính điều này cũng góp phần quan trọng làm cho ngành dệt may không dám nhận những hợp đồng lớn từ phía liên minh EU bởi sợ không có đủ và kịp thời nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất. Nếu chúng ta nhận những hợp đồng này mà không thể giao cho đối tác đúng những gì đã ghi trong hợp đồng thì chúng ta sẽ mất uy tín với bạn hàng và chúng ta không thể ký được các hợp đồng tiếp theo và sẽ dẫn đến phá sản hàng loạt các doanh nghiệp.
2.2. xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường EU phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm dệt may của các nước khác.
EU là một thị trường rộng lớn, do vậy đây được coi là thị trường đa dạng về mẫu mã, chất lượng, giá cả và xuất xứ của các mặt hàng được bán trên thị trường này. Hàng dệt may được bán trên thị trường này cung rất đa dạng cả về chủng loại, chất lượng lẫn xuất xứ do vậy hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu snag thị trường này phải cạnh tranh với rất nhiều hàng dệt may từ những quốc gia có sản phẩm xuất khẩu sang đây như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…. Đây là những quốc gia sản xuất và xuất khẩu với khối lượng hàng dệt may lớn và đa dạng bên cạnh đó thì việc EU bãi bỏ hạn ngạch thuế
quan đối với các nước thuộc tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như việc bãi bỏ hạn ngạch đối với những quốc gia có khối lượng xuất khẩu lớn vào thị trường EU thì càng làm cho sản phẩm dệt may Việt Nam phải cạnh tranh thêm gay gắt và khó khăn hơn khi xuất khẩu vào thị trường này.
2.3. Chúng ta chưa có nhiều thương hiệu nổi tiềng trên thị trường EU đối với sản phẩm dệt may do vậy việc tiêu thụ trên thị trường này còn rất nhiều khó khăn.
Thị trường EU là một trong các thị trường rất khó tính, người tiêu dùng ở thị trường này chỉ quen tiêu dùng những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới dù nó có đắt hơn sản phẩm cùng loại khác bởi họ tin tưởng rằng các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng này mới đúng chất lượng và giá thành song các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa thể gây dựng được những thương hiệu dệt may nổi tiếng trên thị trường này, điều này sẽ làm giảm sút uy tín của ngành dệt may Việt Nam và làm giảm lượng hàng xuất khẩu dệt may của chúng ta vào thị trường này.