Một số kiến nghị tạo điều kiện thực hiện các biện pháp một cách thuận lợi và có hiệu quả

Một phần của tài liệu 256466 (Trang 95 - 98)

và có hiệu quả

1/ Đối với nhà nước:

Có chính sách, chế độ ưu đãi, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Nhà nước nên xem xét đến các doanh nghiệp nhà đang trên đường cổ phần hoá như chính sách về vốn, thuế…

Kiến nghị với nhà nước, các ngành chức năng như: giao thông vận tải, quản lý thị trường xuất nhập khẩu, thuế tăng cường kiểm tra giám sát các doanh nghiệp khác để tạo ra sân chơi lành mạnh. Thiết lập cơ chế pháp lý cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ.

2/ Đối với doanh nghiệp

Tăng cường đào tạo về quản lý, nâng cao trình độ công nhân, đáp ứng đầy đủ hơn nữa với những nhu cầu đổi mới như ngày nay.

Thực hiện chính sách gắn quyền lợi và trách nhiệm với mỗi bộ phận cá nhân, chính sách thưởng phạt minh bạch, phù hợp.

Xem xét, bố trí lại cơ cấu lao động phù hợp, đúng người, đúng việc. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc với những cán bộ công nhân viên thiếu ý thức, chuyên môn kém.

Nâng cao hơn năng lực, trình độ thực tiễn của cán bộ quản lý, sản xuất, kỹ thuật, tác động trực tiếp đến nếp nghĩ cách làm của tổ sản xuất, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý.

Thực hiện tốt chính sách về khách hàng, thu hút những khách hàng lớn, giữ chân khách hàng mới. Thực hiện việc phân tích tài chính một cách sâu sắc và thường xuyên hơn thông qua một số chỉ tiêu phù hợp với mục đích phân tích. Việc

phân tích tài chính của công ty nên giao cho các cán bộ có năng lực, trình độ và chuyên môn, để đánh giá và đưa ra những nhận xét chính xác nhất về tình hình tài chính của công ty và những kiến nghị giúp cho nhà quản trị đưa ra các kiến nghị liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Tài chính là lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Qua đó nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu, hay tìêm lực chưa được khai thác, từ đó đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp, với những kiến thức đã được trang bị cùng với hoạt động thực tiễn của Công ty Cổ phần Thép Anh Vũ, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Hoàng Thị Hồng Lan và sự chỉ bảo của các cô chú trong công ty, em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài : “ Phân tích tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Anh Vũ ”.

Do thời gian học tập tìm hiểu thực tế tại công ty ngắn và kiến thức hiểu biết của em có hạn nên khoá luận của em khó tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Em rất mong sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo, các cô chú trong công ty Cổ phần Cổ phần Thép Anh Vũ và của các bạn để khoá luận của em được hoàn chỉnh hơn .

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, phòng tài chính kế toán của công ty Cổ phần Thép Anh Vũ và sự hướng dẫn tận tình, sát sao của cô giáo ThS.Hoàng Thị Hồng Lan cùng các thầy cô giáo khác đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Danh mục tài liệu tham khảo sử dụng trong bài khoá luận

1. Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” - đồng chủ biên PGS.TS.Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS.Nguyễn Thị Thà - biên PGS.TS.Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS.Nguyễn Thị Thà - Nhà xuất bản tài chính năm 2009.

2. Giáo trình “Quản trị tài chính doanh nghiệp” - chủ biên PGS.TS.Phạm Quang Trung - Nhà xuất bản Đại học kinh tế PGS.TS.Phạm Quang Trung - Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân năm 2009.

3. Giáo trình “quản trị tài chính doanh nghiệp” - đồng chủ biên PGS.TS.Vũ Duy Hào, PGS.TS.Đàm Văn Huệ - Nhà xuất bản PGS.TS.Vũ Duy Hào, PGS.TS.Đàm Văn Huệ - Nhà xuất bản giao thông vận tải năm 2009.

Một phần của tài liệu 256466 (Trang 95 - 98)