Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

Một phần của tài liệu 256137 (Trang 26 - 28)

, Error! Bookmark not defined.

1.3.3. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

Để xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, người ta thường so sánh giữa MR và MC trong đó doanh thu cận biên (MR) là mức thay đổi của tổng doanh thu (TR) do tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm (Q).

TR =

Q TR

= TR(Q)

Thông qua mối quan hệ giữa MR và MC có thể thấy được hành vi tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp theo nguyên tắc sau:

Sinh viên: Đoàn Thị Thu Hiền - Lớp QT1001N

27

Nếu MR > MC khi doanh nghiệp tăng Q sẽ làm tăng lợi nhuận. Nếu MR < MC việc giảm Q sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó MR = MC là mức sản lượng tối ưu (Q*) để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ( max). Thật vậy ta có lợi nhuận được xác định theo công thức: (Q) = TR (Q) – TC (Q)

Trong đó: (Q) : Lợi nhuận Q : Sản lượng bán ra TC (Q): Tổng chi phí

TR (Q): Tổng doanh thu Để tối đa hóa lợi nhuận, cần phải thoả mãn điều kiện sau:

dQ d dQ dTR - dQ dTC =0 dQ dTC dQ dTR MR = MC

Hình 1.8: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí cận biên và doanh thu cận biên

Nếu doanh nghiệp lựa chọn mức sản lượng Q1 có MR > MC thì doanh nghiệp C Q O MC MR S1 E S2 Q1 Q* Q2 A B MR

Sinh viên: Đoàn Thị Thu Hiền - Lớp QT1001N

28

bỏ sót số lợi nhuận S1 của các sản phẩm từ Q1 → Q*mang lại. Do đó Q1 không phải là mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần tăng sản lượng từ Q1 lên Q*.

Nếu doanh nghiệp lựa chọn mức sản lượng Q2 có MR < MC thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ một khoản là S2 của các sản phẩm từ Q* → Q2. Do đó Q2 cũng không phải là mức sản lượng tối ưu. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần giảm sản lượng từ Q2 xuống Q*.

Như vậy chỉ có Q*

là mức sản lượng mà doanh nghiệp lựa chọn để tối đa hóa lợi nhuận mà tại đó MR = MC.

Một phần của tài liệu 256137 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)