Đánh giá kết quả sử dụng lao động trong khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu 509 Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 87)

5. Bố cục luận văn

2.2.3. Đánh giá kết quả sử dụng lao động trong khu vực nông thôn

2.2.3.1. Vấn đề sử dụng lao động với mức thu nhập của người dân

Kết quả sử dụng lao động phản ánh qua mức thu nhập của ngƣời lao động. Mức thu nhập có mối quan hệ mật thiết với việc phân công, bố trí lao động của hộ. Trong các nhóm lao động chia theo vị trí làm việc nhƣ phân tích ở phần thực trạng nêu trên, lao động làm việc ngoài hộ có thu nhập cao nhất. Lao động thuần nông có thu nhập thấp nhất. Ở các khu vực nghiên cứu lao động làm việc ngoài hộ và lao động có tham gia công việc thuộc các lĩnh vực dịch vụ, thƣơng mại, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề phụ tại hộ đều có thu nhập cao hơn lao động thuần nông.

Bảng 2.23. Mức thu nhập bình quân chia theo vị trí làm việc

Đvt: 1.000 đồng/ngƣời/tháng

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp 1. Lao động thuần nông 497 438 482 557 2. Lao động làm việc ngoài hộ 884 787 836 1005 3. Lao động có thời gian làm

công việc phi nông nghiệp 505 450 512 669 4. Lao động có kỹ thuật 788 660 763 926 5. Lao động không có kỹ thuật 534 432 547 621

Hiện nay, nhìn chung lao động thuần nông ở nông thôn có mức thu nhập rất thấp do năng suất lao động thấp, sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế không cao. Mặt khác đặc thù của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, giống và khâu chăm sóc quyết định đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Ngoài ra yếu tố thời vụ cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất. Nếu các hộ dân không có biện pháp kỹ thuật xử lý bảo quản sản phẩm sau thu hoạch hoặc chƣa tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ kịp thời thì giá sản phẩm thấp. Ngày nay, ngƣời tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến yếu tố chất lƣợng sản phẩm.

Bảng 2.24. So sánh tỷ lệ lao động nghèo chia theo vị trí làm việc

Đvt: %

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp 1. Tỷ lệ hộ nghèo 23,34 36,67 23,22 10,06 2. Lao động nghèo/tổng số lao

động

16,18 20,4 24,26 7,74 3. Lao động thuần nông là ngƣời

nghèo/tổng số lao động thuần nông

28,27 47,64 24,24 11,42 4. Lao động có thời gian làm

công việc phi nông nghiệp là ngƣời nghèo/tổng số lao động có thời gian làm công việc phi nông nghiệp

16,19 22,23 13,95 10,25

5. Lao động làm việc ngoài hộ là ngƣời nghèo/tổng số lao động làm việc ngoài hộ

13,33 15,74 9,67 0 6. Lao động chuyên môn kỹ

thuật là ngƣời nghèo so với tổng số lao động kỹ thuật

0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Sự khác nhau về trình độ chuyên môn kỹ thuật dẫn đến các mức thu nhập khác nhau. Theo kết quả tổng hợp tại bảng 2.23, lao động đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật có mức thu nhập gấp 1,58 lần so với lao động không đƣợc đào tạo. Thời gian tới để nâng cao thu nhập cho hộ dân thì cần đào tạo nâng cao trình độ, trang bị thêm

kiến thức kỹ năng nghề cho lao động nông thôn. Nếu ngƣời lao động có kỹ thuật, có kiến thức họ sẽ biết phải làm gì và làm nhƣ thế nào để sử dụng các nguồn lực hợp lý và hiệu quả nhất.

Hiệu quả sử dụng lao động bị chi phối bởi việc bố trí sử dụng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Khi tổng hợp tỷ lệ lao động nghèo theo nhóm, chúng ta thấy rằng nhóm lao động có kỹ thuật, lao động có thời gian tham gia làm các công việc phi nông nghiệp, lao động làm việc ngoài hộ đều thấp hơn tỷ lệ lao động nghèo chung. Tỷ lệ lao động thuần nông thuộc diện ngƣời nghèo cao nhất trong các nhóm lao động. Lao động có trình độ đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật không có ngƣời nào là nhân khẩu thuộc hộ nghèo.

Nhƣ vậy sẽ có 2 yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ nhƣ sau:

- Một là: Vai trò của lao động có kỹ thuật ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ. Nếu có đất, có vốn, có sức lao động mà không có kỹ thuật thì hiệu quả lao động thấp.

- Hai là: Ví trí việc làm và vấn đề bố trí sử dụng lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của hộ.

Mức thu nhập theo đặc trƣng các nhóm lao động có xu hƣớng giảm dần khi ta đi từ vùng thấp đến vùng cao. Trái lại, tỷ lệ lao động nghèo trong các nhóm lao động có chiều hƣớng giảm dần từ vùng cao xuống vùng thấp hơn. Điều này phản ánh đúng thực trạng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa kinh tế giữa các khu vực, nhƣng qua phân tích trong các phần trên, chúng ta nhận thấy rõ vai trò của chất lƣợng lao động ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Tóm lại: Để rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế giữa các khu vực thì một trong những giải pháp cơ bản là tập trung nâng cao chất lƣợng lao động, trong đó quan tâm đầu tƣ cho công tác dạy nghề, đào tạo khuyến nông, khuyến lâm. Đồng thời cần bố trí sắp xếp lao động hợp lý với quan điểm chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dần lao động nông nghiệp sang các ngành nghề lĩnh vực khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thu nhập cho hộ gia đình.

2.2.3.2. Thực trạng sử dụng thời gian lao động trong nông thôn

* Quỹ thời gian lao động:

Nếu so sánh số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân/năm làm đủ công là 312 ngày thì ở nông thôn hiện chỉ có 13,2% nông dân có số ngày làm việc tƣơng ứng với số ngày làm việc tiêu chuẩn của công nhân. Bình quân mỗi lao động có khoảng gần 2 tháng là thời gian nhàn rỗi chƣa đƣợc sử dụng cho các hoạt động kinh tế để tạo thu nhập cho hộ gia đình cộng với mỗi ngày 1 lao động có ít nhất 1 giờ không tạo giá trị vật chất cho hộ gia đình nhƣ đã phân tích tại mục 2.2.2.2. Nhƣ vậy nếu xem xét tổng thể quỹ thời gian trong năm thì vẫn còn nhiều thời gian chƣa đƣợc sử dụng.

Tại 3 khu vực nghiên cứu, số ngày công làm việc bình quân rất khác nhau, cụ thể nhƣ kết quả tổng hợp tại bảng 2.25.

Bảng 2.25. Thời gian làm việc trong năm của lao động nông thôn

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp

1. Cơ cấu lao động chia theo thời gian làm việc trong năm (%)

100 100 100 100

- Dƣới 6 tháng 11,87 13,66 5,07 12,66 - Từ 6 tháng đến dƣới 8 tháng 39,95 43,89 31,22 33,79 - Từ 8 tháng đến dƣới 10 tháng 45,56 32,67 46,07 42,49 - Từ 10 tháng trở nên 13,19 9,78 17,64 11,06

2. Số ngày công làm việc bình quân/năm

256 238 279 251

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

+ Khu vực vùng cao, ruộng đất của các hộ dân còn nhiều nhƣng do chƣa biết cách sử dụng nên nhiều nơi còn bị bỏ hoang, nhiều vùng đất chỉ gieo cấy đƣợc một vụ. Thời gian nhàn rỗi còn nhiều, ngƣời dân chƣa tìm kiếm đƣợc thêm việc làm. Bình quân 01 lao động chỉ làm việc 256 ngày/năm.

+ Tại vùng trung du, số ngày công làm việc bình quân/năm cao nhất, bình quân 01 lao động làm việc 279 ngày/năm. Do vùng điều tra các hộ dân ngoài trồng lúa, mầu các hộ còn phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày. Tại khu vực điều tra, hầu hết các hộ dân đều dành một diện tích đất để đầu tƣ phát triển cây chè. Cây chè là cây chủ lực để phát triển kinh tế, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ chè chiếm khá nhiều thời gian của các hộ.

+ Khu vực vùng thấp do đất chật ngƣời đông, thời gian sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nghề phụ chƣa phát triển nên số ngày công bình quân chƣa cao. Số lao động tìm kiếm thêm việc làm ngoài hộ cũng không ổn định. Bình quân 01 lao động chỉ làm việc 251 ngày/năm.

Để so sánh hiệu quả lao động ngoài số thời gian làm việc thì chất lƣợng lao động trong khoảng thời gian làm việc cũng vô cùng quan trọng. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tại một số hộ dân, thời gian làm việc của họ có thể kéo dài, cƣờng độ lao động vất vả nhƣng hiệu quả không cao. Thậm chí có thời gian lao động không mang lại thu nhập cho hộ nhƣ trồng mầu, cây ăn quả nhƣng gia đình không đầu tƣ giống, phân bón, chăm sóc không đúng kỹ thuật nên cuối vụ không cho thu hoạch.

Nhân lực là một nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất, nếu không đƣợc sử dụng hiệu quả xét tổng thể xã hội sẽ gây lãng phí nguồn lực. Lãng phí nguồn nhân lực có thể hiểu là khoảng thời gian lao động không có việc làm hoặc có làm nhƣng hiệu quả kinh tế không cao. Thời gian lao động không đƣợc sử dụng cũng không thể tái chế hoặc thu hồi.

* Tình trạng thiếu việc làm:

- Hiện nay lao động trong nông thôn có 2 dạng thiếu việc làm đó là:

+ Không có việc gì để làm: Nhiều hộ gia đình đông ngƣời nhƣng ít ruộng đất, không có nghề phụ. Hàng năm họ chỉ có đủ việc làm vào các thời điểm mùa vụ nhƣ thời gian gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch. Thời gian chăn nuôi, trồng và chăm sóc các cây trồng khác cùng không sử dụng hết thời gian của hộ. Nhƣ vậy còn nhiều thời gian trong năm họ rất thiếu việc làm.

+ Thiếu việc làm để tạo thu nhập cao: Một số lao động mặc dù có số giờ làm việc bình quân/ngày cao, nhƣng hiệu quả kinh tế thấp. Họ sẵn sàng thay đổi việc làm nếu có công việc mới, có thu nhập cao và ổn định hơn.

+ Ngoài ra có một số lao động thiếu việc do nguyên nhân chủ quan nhƣ lƣời lao động, sợ vất vả, ngại suy nghĩ tìm kiếm việc làm.

- Khi tìm hiểu nhu cầu làm thêm của ngƣời dân, chúng tôi loại trừ số lao động làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc không phỏng vấn. Chúng tôi đƣa ra giả thiết nếu có thêm việc làm để tăng thêm thu nhập anh, chị có thể làm thêm bao nhiêu thời gian trong một ngày. Kết quả tổng hợp đƣợc nhƣ sau:

+ Tỷ lệ lao động có nhu cầu làm thêm là 27,96%.

+ Trong 3 khu vực, lao động vùng thấp có nhu cầu làm thêm cao nhất là 3,76 giờ/ngày. Nhƣ vậy thực trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn còn diễn ra khá phổ biến.

Bảng 2.26. Tổng hợp nhu cầu làm thêm của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp 1. Tỷ lệ số ngƣời có nhu cầu

làm thêm (%)

27,96 29,62 20,3 33,07 2. Số giờ có nhu cầu làm thêm

bình quân/ngày 2,43 (1,24) 2,3 (1,02) 1,17 (0,97) 3,76 (1,42)

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là độ lệch chuẩn tại α = 0,1.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Hiện nay có một điều rất đáng quan tâm là trong khu vực nông thôn hiện tƣợng dƣ thừa lực lƣợng lao động lớn. Nhƣ vậy sẽ có hai xu hƣớng là tạo việc làm tại chỗ và điều tiết lao động ra khỏi khu vực nông thôn. Xu hƣớng điều tiết lao động là giải pháp trƣớc mắt khi tạo việc làm cho lao động nông thôn đang trở nên rất bức xúc. Nếu giảm đƣợc số lao động tại hộ, sức ép về việc làm trong hộ gia đình sẽ giảm, năng suất và hiệu quả lao động bình quân sẽ đƣợc nâng cao.

2.2.3.3. Một số nguyên nhân hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả lao động nông thôn thấp. Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo ý kiến của chủ hộ xoay quanh vấn đề sử dụng lao động. Mỗi hộ sẽ lựa chọn đƣa ra một nguyên nhân chính, ý kiến trả lời của các hộ nhƣ sau:

- 34,84% cho rằng hiện nay họ không biết cách tổ chức sản xuất, thiếu khả năng bố trí tạo việc làm cho lao động trong gia đình.

- 26,96% cho rằng hiệu quả sử dụng lao động thấp là do thiếu kiến thức, thiếu chuyên môn kỹ thuật.

- Ngoài ra có 38,21% số hộ trả lời do thiếu tƣ liệu sản xuất nhƣ vốn, đất đai. Nguyên nhân này cũng giống nhƣ phần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của các hộ điều tra.

Bảng 2.27. Ý kiến của hộ dân về những nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Đvt: %

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp 1. Không biết cách làm ăn 34,83 31,03 44,82 29,03 2. Thiếu kỹ thuật, kiến thức 26,96 31,03 20,68 25,8 3. Thiếu vốn để đầu tƣ sản xuất 18,22 27,58 13,79 16,12 4. Thiếu ruộng đất 13,48 6,89 6,89 25,8 5. Khác 6,51 3,47 13,83 3,25

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng lao động thấp theo ý kiến của các hộ điều tra giữa các khu vực là khác nhau. Ở vùng thấp nhiều hộ cho rằng hiệu quả sử dụng lao động thấp là do thiếu tƣ liệu sản xuất và chủ yếu là thiếu đất, ở vùng cao thì lý do thiếu kiến thức kỹ thuật, không biết cách tổ chức sản xuất lại là những nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến hiệu quả lao động.

Để tìm hiểu cụ thể về các nguyên nhân hạn chế khả năng sử dụng, phát huy vai trò nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn nhằm kiểm chứng ý kiến nhận định của hộ dân, chúng ta nghiên cứu đến một số vấn đề sau đây:

* Thực trạng sử dụng tài nguyên đất đai:

Kết quả tổng hợp tình hình sử dụng đất của các hộ cho thấy diện tích đất bình quân rất thấp. Phạm vi nghiên cứu chƣa có điều kiện tìm hiểu, đánh giá đƣợc chất lƣợng đất canh tác. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng các hộ dân đang thiếu đất canh tác.

Bảng 2.28. Tình hình sử dụng đất của hộ điều tra

Đvt: m2

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp 1. Tổng diện tích đất bình quân/hộ 5.965 (8.364) 10.450 (10.981) 4.743 (7.473) 2.553 (2.015) - Đất ruộng 1.923 3.101 1.295 1.240 - Vƣờn đồi 1.578 2.443 1.338 953 - Đất rừng 2.302 4.215 2.345 346 - Khác 238 691 150 120 2. Diện tích đất bình quân/khẩu 1.345 2.208 1.169 582 3. Diện tích đất bình quân/lao động 2.209 3.688 1.823 989

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc là độ lệch chuẩn tại α = 0,1.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Càng đi xuống khu vực trung du và vùng thấp thì nhu cầu về đất canh tác càng cao do diện tích đất bình quân quá ít (bảng 2.28). Đối với nông dân ruộng đất gắn liền với miếng cơm manh áo của cả gia đình. Ngƣời ta vẫn so sánh mức độ giầu có giữa các hộ bằng diện tích đất đang sở hữu và canh tác hàng năm.

Đối với những hộ thuần nông, lấy hoạt động nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu thì nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thu nhập thấp là do diện tích đất canh tác quá

ít, trong khi thu nhập của ngƣời dân chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, nhƣ vậy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.

Trong thời gian gần đây, tình trạng thiếu đất sản xuất diễn ra phổ biến, đặc biệt ở vùng thấp. Nguyên nhân do tốc độ gia tăng dân số ở vùng nông thôn nhanh, các gia đình phải tách hộ, chia khẩu và chia ruộng đất làm cho diện tích đất canh tác bình quân giảm nhanh chóng. Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do nhu cầu về nhà ở, nhu cầu thu hồi đất của nhà nƣớc để phát triển hạ tầng nông thôn. Diện tích đất hoang hóa có thể cải tạo để sử dụng vào mục đích nông nghiệp không còn nhiều. Nếu cải tạo phải mất nhiều công sức, tiền của mới có thể sử dụng đƣợc.

Một phần của tài liệu 509 Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)