T ổng chi ổng chi ỷ lệ chi ỷ lệ chi Năm GDP NSNN cho Ytế/ổng chi Y tế /GDP
BẢNG II.15 : NGUỒN ĐÓNG GÓP CỦA HỌC VIÊN
Đơn vị tính : 1.000 đ
Hệđào tạo 2001 2002 2003 2004 2005
Sau Đại học 68.750 68.750 68.750 125.000 175.000
Đại học 1.472.200 1.938.000 1.768.200 1.956.420 2.350.450
Trung học chuyên nghiệp 1.619.200 1.879.200 4.248.000 2.485.000 2.780.500
Các khóa học ngắn ngày 529.000 782.000 854.000 973.000 1.230.000
Tổng cộng 3.689.150 4.667.950 6.938.950 5.539.420 6.535.950
50
Từ số liệu trên cho thấy tỷ lệ đóng góp của học viên so với nguồn Tài Chính đầu tư của nhà nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo cụ thể :
Năm 2001 : Chiếm 1,75%. Năm 2002 : Chiếm 2,24%. Năm 2003 : Chiếm 2,23%. Năm 2004 : Chiếm 1,64%. Năm 2005 : Chiếm 1,60%.
2.5.3 Đánh giá chung về những thành quả và tồn tại trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bình Thuận.
2.5.3.1 Một số thành tựu đạt được trong thời gian qua.
Trong những năm qua tỉnh Bình Thuận đã chú ý đến việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh , từ 6,03% năm 1999 lên mức hơn 10% năm 2002 và gần 20% năm 2005. Lao động qua đào tạo tăng nhanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh cũng đạt được những thành tựu to lớn cụ thể : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong 5 năm qua :
- Nông-Lâm-Thủy sản từ 42% xuống 32%. - Công nghiệp Xây dựng từ 22,7% lên 29,1% - Dịch vụ từ 35,3% lên 38,9%
Cơ cấu lao động chuyển dịch từ Nông nghiệp sang Công nghiệp - Dịch vụ từ 68,6% năm 2000 xuống 63,5% năm 2005.
Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 31,5%, Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP tăng từ 9,01% lên 14,8%, Năm 2005 ước đạt 1.200 tỷ tăng gấp 3,4 lần so với năm 2001.
Kinh tế trang trại phát triển, người lao động qua đào tạo kiến thức ở trường lớp cơ bản và kết quả học tập kinh nghiệm của các trang trại khác trong khu vực đã biết áp dụng những kiến thức đã học trong lao động sản xuất, mạnh dạn đầu tư cho kinh tế trang trại, thúc đẩy kinh tế trang trại của tỉnh phát triển.
Về giáo dục đào tạo cơ bản xóa được lớp học ca 3, các trường học được kiên cố hóa. Năm 2004 đã xây dựng được 1.075 phòng học đưa vào sử dụng, Năm 2005 xây dựng được 664 phòng học đưa vào sử dụng. (Nguồn báo cáo thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học của sở giáo dục đào tạo Bình Thuận). Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường đạt tỷ lệ 95%. Trẻ em đến tuổi đi học ra lớp đạt tỷ lệ 100%. Đầu tư cơ sở vật chất cho 2 trường dân tộc nội trú của tỉnh nhằm đào tạo cán bộ người dân tộc, phát triển vùng đồng bào dân tộc, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng vúi và đồng bằng.
51
Xây dựng được trung tâm đào tạo Đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh (Dự kiến năm 2005-2006 đi vào hoạt động).
Về Y Tế : 100% các xã có cơ sở y tế, có 93% các trạm y tế xã có Bác sỹ thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Số Bác sỹ/ vạn dân là 4,7 Bác sỹ. Năm 2004 đầu tư 65 triệu đồng sửa chữa nâng cấp các cơ sở trạm y tế, ngân sách nhà nước đầu tư hơn 600 triệu đồng trang bị máy móc thiết bị cho các trạm y tế xã. Nguồn vốn dự án EU đầu tư hơn 35 tỷ cho ngành y tế tỉnh, Ngân sách nhà nước tỉnh đầu tư cho việc nâng cấp tranh thiết bị cho ngành y tế năm 2003 là 4,4 tỷ, năm 2004 là 5 tỷ. Đặc biệt là đầu tư xây dựng mới Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện chuyên khoa lao tỉnh với tổng kinh phí hơn 100 tỷ. Việc chú trọng đầu tư trang bị các thiết bị hiện đại, nâng cấp các cơ sở y tế đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng tốt hơn tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
2.5.3.2 Những tồn tại trong đầu tư phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn Tài Chính đầu tư cho giáo dục đào tạo còn ít do kinh tế của tỉnh chưa phát triển, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh còn quá mỏng. Tỉnh chưa có trường Đại học – Trung học chuyên nghiệp đạt chuẩn quốc gia, để chủ động đào tạo nguồn nhân lực đa ngành phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh mới chỉ đảm nhận được việc đào tạo dạy nghề ngắn hạn. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đặt tại tỉnh còn tình trạng manh mún, đào tạo chùng lắp các ngành nghề giữa các cơ sở, đào tạo không gắn với nhu cầu của xã hội.
Về cơ sở vật chất, nhiều trường, manh mún, đa số các cơ sở đào tạo trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập thiếu và lạc hậu. Cụ thể : Diện tích phòng học; Diện tích Thư viện; Diện tích Xưởng thực hành; Diện tích Phòng thí nghiệm/1 học viên không đủ theo tiêu chuẩn quy định của Bộ giáo dục.
Về ngành nghề và quy mô đào tạo còn nhỏ bé, đầu tư đào tạo trong tình trạng mất cân đối. Do chạy theo cơ chế thị trường nên học viên khi tốt nghiệp không kiếm được việc làm hoặc phải làm việc trái ngành trái nghềđược đào tạo, một số lâm vào tình trạng thất nghiệp, người lao động khó khăn và tốn kém hơn cho công cuộc tìm kế mưu sinh, đối với xã hội thất nghiệp tăng.
Đối với đội ngũ giáo viên : Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng và không ổn định, trình độ còn hạn chế, không phù hợp về chuyên ngành giảng dạy, ít có cơ hội cập nhật và nâng cao kiến thức mới.
Về chương trình và giáo trình giảng dạy : Đa số các cấp bậc đào tạo chưa thống nhất nội dung. Giáo trình chậm đổi mới, chưa gắn với yêu cầu của thị trường lao động, làm giảm khả năng thích ứng của học viên sau khi tốt nghiệp.
52
Về hiệu quả đào tạo : Đào tạo bậc Cao đẳng - Đại học và Trung học chuyên nghiệp khá nhưng bậc Công nhân kỹ thuật còn thấp do tình trạng bỏ học nhiều. Hiệu quả của tất cả các bậc đào tạo nhìn chung về mặt xã hội không cao. Với những bất cập nêu ở trên nên hệ thống đào tạo của tỉnh chưa thể đảm bảo đào tạo được đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trình độ kỹ năng của học viên tốt nghiệp chưa đạt được chuẩn đào tạo, chưa nói tới đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Về sử dụng lao động : Phần lớn lao động bậc Đại học – Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp làm việc tại doanh nghiệp được đào tạo tại chức do đó chất lượng chưa cao. Lao động có tay nghề được đào tạo ở các cơ sở đào tạo chất lượng cao hầu như các doanh nghiệp của tỉnh không tuyển chọn được, số lao động này hầu hết tìm cách trụ lại các địa phương có nền kinh tế phát triển hơn và có thu nhập cao hơn ở Bình Thuận. Lao động phục vụ trong lĩnh vực Du lịch – Khách sạn thiếu rất nhiều trong khi đó Bình Thuận lại là tỉnh đang phát triển ngành kinh tế du lịch. Ngành cơ khí của tỉnh phát triển chậm nên nhiều lao động kỹ thuật – Cơ khí mong muốn ở lại địa phương để cống hiến và ổn định cuộc sống thì phải làm việc trái ngành trái nghề. Đối với nền kinh tế chưa phát triển như hiện nay của tỉnh Bình Thuận, thu nhập của người lao động thấp hơn so với các tỉnh lân cận không hấp dẫn người lao động nên không thu hút được nhiều lao động có tay nghề cao về phục vụ cho các ngành kinh tế trong tỉnh. Mặt khác tâm lý không ổn định của người lao động dẫn đến người lao động không yêu ngành yêu nghề tình trạng người lao động tìm cách thay đổi công việc vài lần trong cuộc đời của họ khá phổ biến. Các ngành kinh tế trong tỉnh đã thiếu lao động có trình độ cao nay lại thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm để dẫn dắt cho lao động trẻ. Mặt khác các Doanh nghiệp có xu hướng tuyển chọn lao động trẻ có trình độ học vấn cao kinh nghiệm thực tế chưa có, dẫn tới tình trạng các lao động có tuổi, không qua đào tạo nhưng có kinh nghiệm lâu năm đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Trước thực trạng trên công tác giáo dục đào tạo nghề của tỉnh phải được quan tâm nhiều hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.
53 CHƯƠNG 3