Phần trên chuyên đề đã nêu một số biện pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh. Phần trên là những ý kiến của tôi về công tác phát triển đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho tỉnh Nam Định. Để hoàn thiện tốt hơn trong chuyên đề này tôi có một số kiến nghị sau:
1. Nhà nớc cần chỉ đạo các Bộ, ngành: Bộ Lao động - Thơng binh và Xã hội - Bộ Kế hoạch và Đầu t, Bộ Tài chính, Tổng Cục thống kê ban hành các…
chính sách về tổ chức cán bộ, các cơ chế quản lý với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh để các cấp các ngành kiểm soát chặt chẽ từ khâu tính toán xây dựng kế hoạch để làm rõ nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực về số và chất lợng ở từng chơng trình, từng thời kỳ cụ thể.
2. Bộ lao động - thơng binh và xã hội, tổng cục dạy nghề cần sớm ban hành hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc cho các ngành nghề đào tạo làm mức thớc để địa phơng đào tạo lao động của tỉnh đáp ứng yêu cầu mới của tỉnh cũng nh của cả nớc về xuất khẩu lao động. Sớm trình Chính phủ phê duyệt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Tăng cờng trang thiết bị dạy và học cho các cơ sở dạy nghề của tỉnh Nam Định.
3. Tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mỗi gia đình, cá nhân ngời lao động hiểu và nhận thức rõ vai trò, vị trí của đào tạo nghề để hớng công tác đào tạo đi theo cơ cấu đào tạo: “một thầy với nhiều
thợ có trình độ tay nghề cao”. Từ đó các cơ sở dạy nghề chủ động có những dự báo về nhu cầu đào tạo nghề một cách thật chính xác.
4. Tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành chức năng tăng cờng quản lý Nhà nớc công tác đào tạo nghề. Phối kết hợp để chỉ đạo công tác đào tạo nghề trên địa bàn toàn tỉnh đi vào hoạt động đúng luật, phát triển đáp ứng với yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá và yêu cầu của xã hội.
5. Sở Lao động - Thơng binh và Xã hội là cơ quan tham mu giúp Uỷ ban Nhân dân Tỉnh về quản lý Nhà nớc công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh cần đi sâu đi sát nắm chắc thực trạng của các cơ sở dạy nghề, hớng dẫn và uốn nắn kịp thời những sai lệch trong quá trình hoạt động đào tạo nghề. Tăng cờng tổ chức tập huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiêm vụ này giúp các cấp, các ngành quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của địa phơng.