Làm hòa nhập người lao động

Một phần của tài liệu 75 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công Thương Chương Dương  (Trang 25 - 26)

Làm hòa nhập người lao động là quá trình được thiết kế để giúp đỡ những nhân viên mới thích nghi và phù hợp với bộ phận hay tổ chức mà họ sẽ làm việc.

Làm hòa nhập người lao động tuy không phải là rất quan trọng nhưng nó cũng đóng góp một phần vào thành công của công tác tuyển dụng. Không có các chương trình làm hòa nhập, nhân viên mới có thể hiểu sai về sứ mệnh của tổ chức, các mối quan hệ trong tổ chức và có thể thu nhận các quan điểm sai lệch về mục đích công việc trong tổ chức.

Công tác làm hòa nhập người lao động bao gồm hai công đoạn đó là: * Quá trình hòa nhập của nhân viên mới. Quá trình này chia làm ba giai đoạn.

Giai đoạn “dự kiến”: Mục đích của giai đoạn này là làm cho nhâ viên có những thông tin sát thực về công việc, triển vọng của tổ chức và môi trường làm việc của tổ chức.

Giai đoạn “gặp gỡ”: Mặc dù đã được giới thiệu về các thông tin trên nhưng họ vẫn cần những thông tin về thủ tục chính sách và các nguyên tắc của tổ chức.

Giai đoạn “ổn định”: Nhân viên mới bắt đầu cảm thấy họ là một phần của tổ chức. Nhưng giữ được sự ổn định trong các mối quan hệ là rất cần thiết. Lúc này tổ chức cần phải thiết lập các mối quan hệ cố vấn tư vấn giữa nhân viên cũ và mới để giữ được sự ổn định trong tổ chức.

* Chương trình hòa nhập vào môi trường làm việc

Chương trình hòa nhập vào môi trường làm việc gồm những vấn đề cơ bản:

Chương trình tổng quát: giới thiệu tổng quát về tất cả các vấn đề mà một nhân viên mới cần quan tâm.

Chương trình chuyên môn: giới thiệu chức năng của các phòng ban, chính sách, thủ tục, điều lệ, quy định…..

Theo dõi và đánh giá: bộ phận nhân lực phối hợp với các bộ phận khác trong tổ chức để theo dõi động viên và trả lời các thắc mắc của họ.

Một phần của tài liệu 75 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công Thương Chương Dương  (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w