Đánh giá chung về công tác quản lí nhân lực tại công ty

Một phần của tài liệu 56 Nâng cao công tác quản lí nguồn nhân lực tại Công ty than Bắc Lạng (Trang 47 - 49)

II. Thực trạng công tác quản lí nhân lực của công ty

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lí nhân lực tại công ty

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển của mọi nền kinh tế. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “.. nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, “...Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp và đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá...”. Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh, kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức”. Như vậy, thời đại nào cũng cần đến nhân tài, hội nhập kinh tế thế giới càng sâu thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng trở nên bức thiết. Khi tham gia vào “sân chơi chung toàn cầu”, do số lượng các hợp đồng thương mại được ký kết rất nhiều, doanh nghiệp chắc chắn không thể tránh khỏi tranh chấp quốc tế trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp hiện thiếu hiểu biết về luật lệ quốc tế và chưa có thói quen tôn trọng những luật lệ đó. Bên cạnh đó, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi khi hội nhập. Muốn cạnh tranh, doanh nghiệp buộc phải có những thay đổi về nguồn nhân lực, cách thức quản lý, máy móc thiết bị công nghệ, và phải có năng lực nhất định về tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường. Trong các yếu tố trên, yếu tố con người đặc biệt quan trọng. Thiết bị và công

nghệ có hiện đại đến mấy nhưng con người không đủ mạnh thì doanh nghiệp sẽ không thể phát triển và thành công được.

Nhìn lại thực trạng nguồn nhân lực trong công ty , chúng ta không thể phủ nhận rằng công ty đang kém về cạnh tranh. Xét về đội ngũ quản lý, giám đốc và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng nhân viên giỏi, trình độ chuyên môn cao và cán bộ quản lý tốt chưa nhiều. Đa phần họ chưa được trang bị các kiến thức kinh doanh như: quản trị doanh nghiệp, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh, ứng dụng công nghệ thông tin,… Hoạt động quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, do đó tính hiệu quả chưa cao và dễ gặp rủi ro.

Thực trạng nguồn nhân lực của công ty than Bắc Lạng hiện nay chưa có tính chuyên nghiệp cao, thiếu những nhân viên giỏi có trình độ, yếu về trình độ quản lý… là một trong những rào cản cơ bản đối với quá trình thúc đẩy phát triển của công ty. Thêm vào đó, yêu cầu về nhân lực ngày càng cao, đặc biệt về yêu cầu chất lượng, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ, cũng như cơ cấu lao động hợp lý. Thực tế đòi hỏi công ty phải có chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển của ngành than nói chung cũng như của công ty than Bắc Lạng nói riêng.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THAN

BẮC LẠNG

Một phần của tài liệu 56 Nâng cao công tác quản lí nguồn nhân lực tại Công ty than Bắc Lạng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w