Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng tiền và các khoản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài Sản Lao Động tại Công ty vận tải biển Vinalines (Trang 57)

đương tiền:

Sử dụng mô hình quản lý tiền EOQ để xác định lượng tiền mặt tối ưu Thường xuyên theo dõi dòng tiền ra và dòng tiền vào

Công ty cần áp dụng mô hình quản lý tiền EOQ để xác định lượng tiền mặt tối ưu. Phương pháp xác định đã được nêu rõ ở phần trên. Đồng thời với việc đó công ty phải thường xuyên theo dõi lưu chuyển tiền tệ, tức là theo dõi dòng tiền ra và dòng tiền vào

công ty một cách chặt chẽ. Xem xét xem những dòng tiền ra có hợp lý và việc sử dụng đó đã đúng mục đích hay chưa. Từ đây xác định được nhu cầu tiền mặt. Muốn làm tốt việc này các cán bộ tài chính phải theo dõi nhu cầu của các năm trước, đồng thời dự tính nhu cầu năm nay, làm sao để đưa ra lượng dữ trữ tiền mặt một cách hợp lý nhất tránh tình trạng dự trữ quá nhiều sẽ làm lãng phí hoặc bỏ qua những cơ hội đầu tư ngắn hạn, cũng như mức dự trữ quá thấp có thể đe doạ khả năng thanh toán của công ty.

Cần có những khoản đầu tư vào các chứng khoán có giá trị ổn định

Ngoài ra nhìn vào khoản mục đầu tư chứng khoán của công ty ta cũng thấy một thực tế là khoản mục này có quá ít. Muốn tăng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thì công ty cần có những khoản đầu tư vào các loại chứng khoán có giá trị ổn định trên thị trường. Đây là một khoản mục đem lại khá nhiều lợi nhuận nếu công ty biết tận dụng những cơ hội. Trên thực tế thì luồng tiền ra vào của doanh nghiệp hàng ngày là rất lớn, nên chi phí cho việc mua bán chứng khoán sẽ trở thành nhỏ so với công ty. Do vậy hoạt động mua bán chứng khoán nên diễn ra hàng ngày ở công ty. Thêm vào đó thị trường chứng khoán Việt Nam được xem như là một thị trường tiềm năng. Do vậy công ty nên xem xét để tăng tỉ trọng của khoản mục này lên góp phần sử dụng hiệu quả tài sản lưu động.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu:

• Công ty nên có chính sách chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng lớn và khách hàng thường xuyên. Như vậy vừa thúc đẩy khách hàng thanh toán tiền sớm, lại giảm bớt được các khoản nợ.

• Công ty cần có các điều khoảnràng buộc mang tính pháp lý chặt chẽ trong đó có các quy định giới hạn về thời gian trả tiền và phương thức trả tiền. Có như vậy thì mới buộc bên mua hàng trả tiền đúng hạn. Và các khoản phải thu sẽ trở nên bớt rủi ro hơn. Trong hợp đồng cũng cần phải có các điều khoản quy định về việc nếu không trả tiền đúng hạn sẽ phải chịu bồi thường. Tuy nhiên cũng cần phải linh hoạt trong các trường hợp cần thiết, chẳng hạn như đối với những doanh nghiệp theo mùa vụ thì có thể linh hoạt cho họ về thời hạn trả tiền khi mùa vụ kết thúc.

• Muốn giảm bớt rủi ro trong tín dụng thương mại Công ty cần có bộ phận quản lý các bộ phận cộng nợ. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm phân tích khả năng tín dụng của khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn tín dụng, kết hợp với việc phân tích và đanh giá khoản tín dụng được đề nghị thông qua chỉ tiêu NPV.

• Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thucông việc này cũng không kém phần quan trọng. Bởi công việc này sẽ xác định được và kịp thời giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại.

3.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý hàng tồn kho.

Ở đây khi nói đến khoản mục hàng tồn kho trong tài sản lưu động, có một điểm cần lưu ý đó là: Do đặc điểm của ngành nghề Công ty vận tải biển Vinalines là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ do đó khoản mục này có sự khác biệt nhất định so với khoản mục hàng tồn kho ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây chuyền sản xuất. Còn đối với công ty vận tải biển Vinalines thì tồn kho chính là nguyên nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đó chính là dầu nhờn, các công cụ dụng cụ… Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên nhiên liệu dự trữ. Công ty vận tải biển Vinalines cũng không phải là một ngoại lệ.

Công ty nên áp dụng một cách linh hoạt mô hình đặt hàng hiệu quả nhất EOQ để xác định được mức dự trữ hợp lý. Công ty phải đánh giá được tình hình kinh doanh, tiêu thụ nguyên nhiên liệu từ các năm trước và lập kế hoạch cho năm tính toán. Việc này nên được tiến hành thường xuyên. Dựa vào kế hoạch đó, công ty chủ động tìm kiếm nguồn cung cấp. Trong bối cảnh hiện nay trước những biến động không ngừng của nền kinh tế công ty nên thường xuyên xem xét sự biến động của khoản mục này để có những điều chỉnh kịp thời.

3.3. Một số kiến nghị:

Tổng công ty cần giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng TSLĐ. Vai trò của ban kiểm soát trong công ty phải được tăng cường, kiểm tra và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp một cách chặt chẽ, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải tăng cường trách nhiệm của những người trong ban kiểm soát. Ngoài ra, tổng công ty phải cử người giám sát vốn của tổng công ty tại doanh nghiệp, một mặt theo dõi quá trình luân chuyển của nguồn vốn để xem nguồn vốn đó có được sử dụng một cách hiệu quả hay không, một mặt giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp để báo cáo với tổng công ty, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo được nền nếp trong công việc, nâng cao thái độ làm việc của cán bộ công nhân viên công ty.

Tuy tăng cường giám sát nhưng Tổng công ty cũng nên tăng tính tự chủ cho công ty. Có như vậy thì công ty mới tận dụng được các cơ hội kinh doanh ngắn hạn đem lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp. Tăng cường tính chủ động sáng tạo cho Công ty trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại.

Tổng công ty cần biết cách khuyến khích, thúc đẩy, khen thưởng kịp thời các cán bộ công nhân viên công ty có thành tích trong công tác, đồng thời phải có thái độ kỷ luật một cách nghiêm khác những cán bộ có những hành vi vi phạm kỷ luật, hoặc lợi dụng của công… có như vậy mới có thể tạo một không khí làm việc thực sự nghiêm túc và hiệu quả bên trong doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao hơn nữa trong công tác quản lý và sử dụngtài sản lưu động.

3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải:

Vận tải biển là một loại hình giao thông không thể thiếu đối với bất kỳ một quốc gia nào. Vì vậy Bộ Giao thông vận tải cần tạo một môi trường hoạt động lành mạnh cho tất cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Một môi trường lành mạnh sẽ phát huy được năng lực của các công ty. Đồng thời Bộ cũng cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng TSLĐ.

Bộ Giao thông vận tải cần phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành. Hiện nay, các doanh nghiệp hầu như đang rất gặp khó khăn trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp do thiếu một hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành nhằm để đối chiếu hoạt động của doanh nghiệp với một chuẩn chung, vì vậy các doanh nghiệp không biết hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như thế nào là hiệu quả nhất. Vì vậy, nếu có một hệ thống chuẩn về các chỉ tiêu này sẽ giúp các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động của mình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp

3.3.3. Kiến nghị đối với tổ chức tín dụng:

Các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện hơn nữa để cho doanh nghiệp có thể tiếp cận đến các loại nguồn vốn của các tổ chức (nguồn ngắn hạn, nguồn dài hạn) để doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh ra bên ngoài, để doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào công nghệ, thiết bị… từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp để có thể hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này có lợi cho cả doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng lẫn nền kinh tế cùng nhau phát triển.

Đi đôi với việc tạo điều kiện cho vay vốn thì Ngân hàng cũng phải thực hiện giám sát chặt chẽ phần vốn vay. Có như vậy mới đưa nguồn vốn vay sử dụng một cách có hiệu quả. Từ đó thúc đẩy Công ty sử dụng tài sản nói chung và tài sản lưu động nói riêng một cách hiệu quả.

Khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Hàng hải là một trong 5 ngành chủ chốt của nền kinh tế. Công ty vận tải biển Vinalines là một công ty thành viên của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam đang phải cạnh tranh rất gay gắt để đứng vững trên thị trường. Vì vậy doanh nghiệp phải đổi mới để nâng cao hiệu quả sử dụng TS, trong đó có TSLĐ. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ là một yếu tố giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, khẳng định vị thế của công ty trên thị trường.

Qua thời gian thực tập tại Công ty vận tải biển Vinalines được tìm hiểu các hoạt động của công ty nói chung và việc sử dụng TSLĐ nói riêng, emđã nhận thấy được những thành tựu cũng như những hạn chế trong việc sử dụng TSLĐ. Qua việc phân tích nguyên nhân của những tồn tại đó, em đã đề ra những giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.

Đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ” không phải là một đề tài mới, tuy nhiên vấn đề này luôn mang một tầm quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt đều phải quan tâm. Tuy nhiên với sức vóc của một cá nhân tồn tại nhưng thiếu sót là không thể tránh khỏi.Em kính mong nhận được sự góp ý của những người quan tâm đến đề tài để em có thể phát triển đề tài một cách sâu và rộng hơn.

Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp đúng thời hạn và có chất lượng, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình và những đóng góp quý báu của cô giáo hướng dẫn Ths. Lê Phong Châu. Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn cô. Trong chuyên đề tốt nghiệp này em đã sử dụng nguồn số liệu từ các báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006, báo cáo tổng kết năm cùng với bản mô tả công việc của Công ty Vân tải biển Vinalines. Em cũng xin chân thành cảm ơn sư giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty vận tải biển Vinalines đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương  Quản trị tài chính doanh nghiệp, chủ biên: Nguyễn Hải Sản

 Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, chủ biên: TS. Nguyễn Hữu Tài

 Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, chủ biên: TS. Nguyễn Thị Đông

 Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2006- 2010, định hướng phát triển công ty đến 2015 của công ty cổ phần Vận tải biển Vinalines

 Báo cáo tài chính thường niên 3 năm 2004, 2005, 2006 của công ty Vận tải biển Vinalines

 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 12/06/1999

 Luật doanh nghiệp Nhà Nước ban hành ngày 26/11/2003

 Nghị định NĐ199/2004/NĐ- CP ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà Nước và quản lý vốn của Nhà Nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.

MỤC LỤC

TRANG

Lời nói đầu……….1

ChươngI. Khái quát về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong nghiệp………3

1.1. Những vấn đề cơ bản về tài sản của doanh nghiệp……….3

1.1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp………3

1.1.2. Khái niệm tài sản của doanh nghiệp………....6

1.1.3. Phân loại tài sản………...7

1.2. Tài sản lưu động………9

1.2.1. Khái niệm TSLĐ……….9

1.2.2. Phân loại TSLĐ……….10

1.3. Hiệu quả sử dụng TSLĐ………..21

1.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng TSLĐ………21

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSLĐ………..22

1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ………..25

Chương II. Thực trạng sử dụng TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ tại công ty Vận tải biển Vinalines……….28

2.1. Khái quát về Công ty vận tải biển Vinalines………28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triẻn của Công ty………..28

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm của Công ty………..29

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty……….31

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vận tải biển Vinalines trong 3 năm gần nhất………39

2.2. Thực trạng sử dụng TSLĐ tại Công ty………43

2.2.1. Cơ cấu TSLĐ trong tổng tài sản của Công ty……….43

2.2.2. Thực trạng sử dụng TSLĐ tại Công ty………45

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty………51

2.3.1. Các thành tựu đạt được………...51

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân………..52

Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại công ty Vận tải biển Vinalines………..55

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới………..55

3.2. Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ

tại Công ty Vận tải biển Vinalines………..56

3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng………..56

3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý………..56

3.2.3. Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên………..57

3.3. Giải pháp riêng đối với từng khoản mục của TSLĐ………57

3.3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền……….58

3.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu………58

3.3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho…...59

3.4. Kiến nghị………...60

3.4.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam……….60

3.4.2. Kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải………61

3.4.3. Kiến nghị đối với tổ chức tín dụng……….61

Kết luận……….63

Danh mục tài liệu tham khảo………64

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài Sản Lao Động tại Công ty vận tải biển Vinalines (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w