0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2010.

Một phần của tài liệu 298 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2000 - 2007) (Trang 46 -48 )

ĐẾN NĂM 2010.

I. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN GÓC ĐỘ VĨ MÔ.1. Đầu tư cho giáo dục đào tạo. 1. Đầu tư cho giáo dục đào tạo.

Những hoạt động đầu tư phát triển nguồn lực đã thực sự đem lại nhứng kết quả đáng kể. Do đó cần tiếp tục thực hiện các biện pháp đã tiến hành trước đây và phát huy những hiệu quả của nó. Đối với giáo dục đại học, là duy trì các chính sách khuyến khích đối với sinh viên giỏi, sinh viên nghèo vượt khó như: chế độ học bổng , miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc chính sách xã hội, học bổng cho các sinh viên học giỏi, thực hiện tín dụng sinh viên, miễn học phí cho các sinh viên theo học tại các trường sư phạm. Tuy nhiên với mức đầu tư thấp như hiện nay, nhà trường không thể có được những sản phẩm được đào tạo tốt, đáp ứng nhu cầu của thế giới việc làm. Suất đầu tư trên một sinh viên thấp không những làm suy giảm chất lượng đào tạo mà còn kéo theo một hệ lụy nữa là hiệu quả, hiệu suất đào tạo thấp và mất công bằng trong xã hội .Vì vậy phải cónhững giải pháp cân đối ngân sách nhà nước, nên nghiên cứu xây dựng cơ chế đấu thầu đặt hàng của Nhà nước đối với đào tạo đại học, theo đó Nhà nước sẽ ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn và yêu cầu về giáo dục đại học để tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều được tham gia vào quy trình tuyển chọn, đấu thầu, qua đó lựa chọn được những cơ sở có phương án đào tạo tốt nhất, hiệu quả nhất để giao kinh phí ngân sách nhà nước cho đào tạo, không phân biệt trường công lập hay ngoài công lập. Phải từng bước trao dần quyền tự chủ cho các trường đại học; tiền hành nâng mức học phí đối với mỗi sinh viên nhằm đáp ứng mục tieu đào tạo cũng như san sẻ bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Mức học phí được dự kiến sẽ nâng lên là 400 ngàn đồng trên một sinh viên một tháng so với mức 180 ngàn đồng hiện nay.

Để giải quyết bài toán về nguồn vốn chi cho giáo dục, phải huy động các nguồn lực từ xã hội kết hợp với vay tín dụng nước ngoài để bổ sung nguồn vốn cho phát triển giáo dục đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đại học cao đẳng Riêng chính sách về đất đai, các địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế thì khi quy hoạch đất làm khu công nghiệp, khu kinh tế phải dành một phần diện tích đất cho việc xây dựng trường, cơ sở đào tạo, không thu tiền thuê đất. Tập trung vốn đầu tư cho các trường đại học quốc gia: Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh; các trương đại học vùng: Tây Bắc, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên , Cần Thơ; các trường đại học trọng điểm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học nông nghiệp Hà Nội, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh... trong tiến độ cân đối nguồn ngân sách. Với từng trường , phải tăng cường trang thiết bị phục vụ việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, với hệ thống máy chiếu, giảng dạy bằng hệ thống slide sinh động thực tế,thông qua các cổng website trực tuyến. Mở rộng kết nối Internet trực tiếp cho hệ thống các trường đại học , kết hợp thư viện truyền thống với siêu thư viện điện tử tiện ích, từng bước kết nối với các thư viện trong phạm vi quốc gia,khu vực và quốc tế. Song hành với nó là tăng cường quan hệ hợp tác, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục.

Hiện nay có một thực trạng đáng lưu tâm đó là sự chênh lệch về chất lượng lao động giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi. Do đó phải chú trong đầu tư nằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Đầu tư xây dựng hệ thống trường học đến tận tuyến cơ sở. Ở mỗi xã có ít nhất một trường tiểu học, một trường trung học cơ sở, mỗi huyện, thị xã có từ hai trường trung học phổ thông trở lên. Xây dựng các điểm trường lẻ, lớp ghép, lớp cắm bản ở cấp tiểu học nhằm thu hút học sinh tới lớp. Hình thành bộ môn tiếng dân tộc tại các trường đại học vùng cao, tại khoa tiếng dân tộc trong các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh có đông đồng bào dân tộc.Mọi hoạt động đầu tư này phải gắn với thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.

Đối với đội ngũ sinh viên các trường sư phạm cần có những hoạt động đầu tư thích đáng do họ là thế hệ giáo viên giảng dạy tương lại góp phần quyết định chất lượng đào tạo. Đầu tư để nâng cao năng lực đào tạo của các trướng sư phạm hiện có. Nâng cấp các trường trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, tiến tới đào tạo giáo viên mầm non và tiều học tứ trình độ cao đẳng trở lên Tăng cường đầu tư theo chiều sâu cho các trường cao đẳng sư phạm trực thuộc tỉnh, thành phố.

Với tất cả các cấp học, sẽ đầu tư, cải tạo nâng cấp và xây mới các trường lớp học, đảm bảo đủ lớp học từnhà trẻ mẫu giáo đến các trường phổ thông trung học. Đồng thời đầu tư đổi mới nội dung chương trình giáo dục, chất lượng giáo dục, cung cấp đủ đồ dùng học tập và giảng dạy cho các trường tiểu học và trung học cơ sở. Đặc biệt đầu tư mạnh vào giáo dục cơ sở.

Đồng hành với giáo dục các cấp học, Đào tạo nghề cũng cần được chú trọng đầu tư. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho dạy nghề. Trong thời gian tới cần có sự đầu tư lớn trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề. Huy động mọi nguồn lực, bao gồm nguồn lực của Nhà nước, nguồn lực của các doanh nghiệp, nguồn lực của các tổ chức và các cá nhân trong nước và nước ngoài để đầu tư cho dạy nghề. Ngoài kinh phí từ dự án “nâng cao năng lưc đào tạo nghề” thuộc chương trinh mục tiêu quốc gia về giáo dục, nhà nước cần thu hút thêm nguồn lực từ nước ngoài thông qua các dự án hỗ trợ không hoàn lại của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức NGO và tranh thủ nguồn tài chính vay với các ngân hàng quốc tế.Mặc dù được thực hiện trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, song phải tiên hành đàu tư tập trung cho các trường, trung tâm trọng điểm kết hợp với việc dành một phần nguồn lực hợp lí cho các cơ sở dạy nghề còn lại

Cũng trong đầu tư cho đào tạo nghề, tích cực huy đông nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị dạy nghề cho các trường và trung tâm dạy nghề. Tăng số dự án viện trợ vốn vay để nâng cao năng lực dạy nghề, trong đó tập trung đầu tư để một số trường đạt trình độ tương đương khu vực và thế giới. Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, truyền thống và trình độ tiên tiến thành lập các trường dạy nghề 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với các đối tác Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt nam.

vốn từ khu vực dân cư để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo vừa là nhu càu thiết yếu vừa là trách nhiệm của cộng đồng đối với tương lai của thế hệ mai sau, của đất nước và dân tộc.

Trong các mặt trí lực,thể lực,đạo đức văn hóa, giáo dục đào tạo góp phấn quyết định đến sự phát triển về mặt trí lực. Để con người phát triển toàn diện, phải kết hợp tăng cường đầu tư vào y tế, văn hóa, thông tin thể thao.

Một phần của tài liệu 298 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2000 - 2007) (Trang 46 -48 )

×