0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Những mặt được:

Một phần của tài liệu 223 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 53 -54 )

III. Đánh giá chung về nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2007

1. Những mặt được:

Trong sự nghiệp đổi mới phát triển du lịch thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được chú trọng và đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận: Công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã có những cố gắng trong hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch; quy mô tuyển sinh ngày càng tăng, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế; mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp được hình thành và phát triển nhanh. Ngành du lịch đang được định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý; cơ sở vật chất kĩ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp và xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại; đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên, nhân tố

quyết định sự nghiệp và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch; chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng, từng bước được chuẩn hoá; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành; nguồn lực trong nước đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực được tăng cường; nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng và sử dụng ngày một hiệu quả, thông qua hợp tác quốc tế về đào tạo và đã hỗ trợ đáng kể về tài chính, kinh nghiệm, công nghệ phục vụ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.

Những tiến bộ và cố gắng nêu trên của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ lao động của ngành với 285 nghìn lao động trực tiếp (chiếm 2.5% toàn quốc) và 750 nghìn lao động gián tiếp, phần lớn ở độ tuổi từ 25-35 tuổi. Lao động quản lý có khoảng 18000 cán bộ, lao động có trình độ được đào tạo chuyên ngành du lịch có bằng cấp chỉ chiếm gần 20% số lao động toàn ngành, lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ đạt 3.11 % . Hiện nay số lao động biết ít nhất một ngoại ngữ chiếm 45% tổng số lao động (trong đó chủ yếu biết tiếng Anh 40,87%, tiếng Trung 4,59%, tiếng Pháp 4,09%, các thứ tiếng khác là 4,18%). Ngay cả số lao động biết tiếng Anh cũng chỉ có 15% ở trình độ đại học, còn lại là ở trình độ A, B, C. Số lao động biết 2 ngoại ngữ trở lên khoảng 28%

Một phần của tài liệu 223 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 53 -54 )

×