Một số biện pháp đào tạo nguồn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu 196 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực của Công ty cổ phần May 10 (Trang 48 - 52)

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng và quyết định sự phát triển của công ty. Trong những năm qua các nhà quản lý của công ty đã chú tâm rất nhiều đến công việc này, họ đã đưa ra rất nhiều biện pháp tích cực nhằm đào tạo và quản lý nguồn nhân lực một cách có hiệu quả . Trong xu thế toàn cầu hoá hội nhập toàn cầu thì vai trò của nguồn nhân lực hết sức quan trọng quyết định sự thành bại của sản phẩm trên thị trường, chính vì vậy để đuổi kịp thời đại thì bộ phận nhân sự của công ty đã có nhiều ý tưởng nhằm nâng cao năng lực quản lý đội ngũ nhân viên lao động , nắm bắt kịp thời các biến động của thị trường,

kế hoạch nhằm đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ , tay nghề cũng như sự tiếp thu nguồn công nghệ mới cho nhân viên, cụ thể như:

- Công ty tiến hành mời các chuyên gia nước ngoài tập huấn thực hành tại công ty cho đội ngũ cán bộ quản lý nhân sự về tất cả các lĩnh vực , đặc biệt là về quản lý tổ chức sản xuất, quản lý giờ giấc , kỉ luật làm việc …

- Cử các học viên xuất sắc đi tham gia học các lớp nghiệp vụ xuất nhập khẩu , quản trị kinh doanh, quản trị sản xuất, tài chính kế toán, tin hoc…

- Tiến hành giám sát tại chỗ , chỉnh sửa và nâng cao tay nghề cho các công nhân còn yếu hay chưa quen việc

- Thường xuyên quan tâm động viên đến đời sống của nhân viên trong công ty, giúp họ giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công việc cũng như trong quan hệ với các đồng nghiệp

- Thường xuyên mở thêm các lớp đào tạo tay nghề cơ bản và nâng cao cho nhân viên trong công ty và công nhân trong các phân xưởng

- Thăm dò thị trường và có các kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho người lao đông phù hợp với sự biến động thay đổi của khách hàng

- Gửi nhân viên đi nước ngoài tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm ,nghiên cứu để cho ra các sản phẩm mới và độc đáo

- Công ty còn áp dụng các hình thức đào tạo như tạo ra phong cách làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên,tổ chức các phong trào thi đua sản xuất hoàn thành vượt mức kế hoạch,giúp đỡ nhau cùng tiến bộ… cũng mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị

- Đối với đội ngũ công nhân may có trình độ chuyên môn còn yếu thì các quản đốc phân xưởng tiến hành tập hợp lại và gửi đến các cơ sở đào tạo nghề giúp đào tạo trong 6 tháng, sau đó trở về làm việc với công ty. Trong thời gian học viên đi học vẫn hưởng lương như đi làm nhằm tạo động lực cho các học viên tích cực học tập

- Đối với công nhân may được tuyển vào chưa có nghề thì công ty tiến hành đào tạo , trong thời gian đào tạo , học viên cũng tham gia làm việc , vừa học vừa làm

- Đối với các cán bộ quản lý, để nâng cao năng lực quản lý thì công ty có các ưu tiên đặc biệt là cho đi học các lớp quản lý tại các trường đại học và được hưởng lương như đi làm ,

- Đối với một số ngành nghề mới mà công ty mới mở rộng thêm, đội ngũ nguồn nhân lực chưa quen với công việc hay chưa có kinh nghiệm thì được cử đi học thêm để về truyền bá cho nhân viên trong công ty về lĩnh vực đó. Dưới đây là bảng số liệu lấy từ phòng tổ chức hành chính lao động về việc cán bộ công nhân viên được cử đi tạo từ năm 2004 đến năm 2007

- Kí kết các hợp đồng đào tạo người lao động với các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp

- Đối với các cán bộ nghiệp vụ công ty cho đi tham gia các lớp đào tạo trong vòng từ 3 đến 5 tháng

Bảng 2.6: Số lượng đào tạo

Năm Số người được đaò tạo Cán bộ Công nhân viên

2004 150 10 140

2005 100 20 80

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty được cử đi đào tạo hang năm là khá nhiều, đặc biệt là số lượng công nhân viên được cử đi đào tạo tay nghề, còn lại chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lý từ phân xưởng đến giám đốc nhằm nâng cao năng lực quản lý nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu 196 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực của Công ty cổ phần May 10 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w