Nội dung của công tác đàotạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.

Một phần của tài liệu 64 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 46 - 51)

2. Theo thâm niên

2.2.3.3. Nội dung của công tác đàotạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.

dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.

Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qua 7 bước cơ bản sau:

b1. Xác định nhu cầu đào tạo.

Xác định nhu cấu đào tạo

(Phòng Tổ chức cán bộ-Sở giao dịch)

Lập và gửi danh sách nhu cầu đào tạo lên Hội sở chính

Tổ chức khóa đào tạo

(Trung tâm đào tạo-Hội sở chính)

Vào đầu mỗi năm Sở giao dịch tiến hành xác định nhu cầu đào tạo cho kỳ kinh doanh của mình. Để xác định nhu cầu chính xác trước hết Sở giao dịch tiến hành đánh giá chất lượng lao động thông qua việc đánh giá thực hiện công việc dựa trên các chỉ tiêu cơ bản như: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hiện có, kết quả công tác đạt được, những ưu, nhược điểm, phẩm chất chính trị, đạo đức sau đó xác định yêu cầu công việc đặt ra để xem xét sự phù hợp của cán bộ công nhân viên đến đâu, những vị trí nào phù hợp, những ai còn thiếu cần phải đào tạo và đào tạo nội dung bổ sung gì. Việc xác định nhu cầu đào tạo như vậy phần nào đáp ứng yêu cầu đào tạo trước mắt của Sở giao dịch nhưng chưa có chiều sâu và chiều dài.

Nhìn chung, việc xác định nhu cầu đào tạo của Sở hiện tại được tiến hành còn thiếu tính chuyên nghiệp và sự chủ động. Nhu cầu đào tạo xác định dựa trên sự tự nguyện đăng ký đào tạo của người lao động dù đã có sự tham khảo đánh giá thực hiện công việc và ý kiến của các phòng. Tuy nhiên việc xác định nhu cầu đào tạo như vậy cũng phần nào đáp ứng nhu cầu trước mắt của Sở và người lao động. Do vậy trong thời gian tới thì nhu cầu đào tạo của Sở đã được đáp ứng nhưng trong tương lai thì còn gặp nhiều khó khăn trong công tác đào tạo.

Với cách xác định nhu cầu đào tạo đã nêu trên ta có số liệu nhu cầu đào tạo của Sở giao dịch giai đoan 2006 - 2008 như sau:

Bảng 2.6: Nhu cầu đào tạo của Sở giao dịch (2006 - 2008).

Đơn vị: Người

Năm

Phòng 2006 2007 2008

P. Tín dụng 1 105 201 213

P. Tín dụng 2 213 178 192

P. Tín dụng 3 81 80 84

P. Thẩm định 92 96 108

P. Thanh toán quốc tế 10 17 21

P. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 32 25 29 P. Dịch vụ khách hàng cá nhân 5 9 11 P. Kế hoạch nguồn vốn 40 44 50 P. Tài chính kế toán 29 40 46 P. Tổ chức hành chính 23 19 17 P. Điện toán 16 10 20

P. Kiểm tra nội bộ 35 38 Nhập phòng

P. Giao dịch 1 42 35 39

P. Giao dịch 2 58 45 47

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Sở giao dịch - NHĐT&PTVN.

Qua bảng số liệu về nhu cầu đào tạo của Sở giao dịch thu thập được trong giai đoạn vừa qua ta nhận thấy trước hết tổng nhu cầu đào tạo có xu hướng tăng đều (mức tăng vào khoảng 4,78 %). Tuy nhiên sự tăng này không đồng đều giữa các phòng ban và giữa các nghiệp vụ đặc biệt là lĩnh vực tín dụng và thẩm đinh luôn tăng cao, bên cạnh đó có một số phong thì nhu cầu giảm dần qua các năm.

Nguyên nhân của sự tăng, giảm không đồng đều này là do Sở giao dịch hàng năm luôn có một đội ngũ cán bộ mới được tuyển dụng nên cần phải được đào tạo, sự mở rộng cơ cấu lao động của Sở giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu tăng sản phẩm dịch vụ

Nhìn chung, việc xác định nhu cầu đào tạo như vậy là quá đơn giản, không được chú trọng đúng mức và vi phạm nguyên tắc về cách thức đánh giá, quy trình thực hiện. Do vậy một số trường hợp cử đi đào tạo không chính xác và thiết thực so với yêu cầu đặt ra. Vậy nên trong thời gian tới Sở gaio dịch cần lựa chọn phương pháp xác định nhu cầu đào tạo phù hợp và hiệu quả hơn.

b2. Xác định mục tiêu đào tạo.

Mục tiêu đào tạo của Sở giao dịch đặt ra mang tính chung chung như nhằn nâng cao chất lượng lao động, khả năng làm việc và đáp ứng nhu cầu đào tạo cho người lao động mà chưa cụ thể hóa bằng việc xác định số lượng, chất lượng cần đạt được, vị trí nào cần đào tạo và đào tạo bao nhiêu. Ví dụ như khi đặt mục tiêu đào tạo thường xuyên thì chỉ đặt mục tiêu là nhằm nâng cao trình độ cho người lao động trong công việc chứ chưa xác định được là nâng cao như thế nào và phải đạt đến đâu sau khóa đào tạo. Còn đào tạo nâng cao thì nêu mục tiêu chung cho cả đào tạo sau đại học, đào tạo đại học và cao đẳng, trung cấp. Các loại đào tạo này theo nguyên tắc thì phải đặt mục tiêu riêng, cụ thể cho từng loại hình đào tạo thì chất lượng đào tạo mới đạt được.

Như vậy Sở giao dịch chưa xác định được mục tiêu đào tạo cụ thể cho từng loại hình đào tạo, cho từng khóa đào tạo mà chỉ dừng lại ở việc nêu mục tiêu khái quát và cả giai đoạn phát triển. Nguyên nhân là do hiện tại đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo còn thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra.

b3. Lựa chọn đối tượng đào tạo.

Lựa chọn đối tượng đào tạo là việc lựa chọn người lao động cụ thể để đào tạo, dựa trên sự nghiên cứu và xác đinh nhu cầu đào tạo, động cơ đào tạo của người lao động cũng như của Sở giao dịch. Những tác động của đào tạo đối với người lao động và khả năng nghề nghiệp của từng người. Hiện tại Sở giao dịch lựa chọn đối tượng đào tạo dựa trên một số chỉ tiêu sau:

- Là những người có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm trong công tác và hoàn thành tốt công việc, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

- Khóa đào tạo đáp ứng nhu cầu của bản thân người học và mục tiêu chung của Sở giao dịch

- Người hoc thực sự có nhu cầu đào tạo và tính chất công việc cần phải đào tạo để bổ sung kiến thức, kỹ năng.

Nhưng đối với mỗi loại hình đào tạo thì điều kiện đặt ra đối với người học cũng khác và phù hợp hơn, cụ thể đối với một số hình thức đào tạo cụ thể thì yêu cầu đặt ra sẽ khác nhau. Ví dụ như đào tạo thường xuyên.Đây là loại đào tạo mang tính bắt buộc đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên của Sở nên đối tượng đào tạo là lớn và thời gian đào tạo tùy vào mục đích đào tạo. Những điều kiện cơ bản là: Những người mới được tuyển dụng và những người chưa đáp ứng chuyên môn nghiệp vụ đặt ra.

Như vậy Sở giao dịch đã xây dựng được khá chi tiết và cụ thể về đối tượng đào tạo. Việc làm này đã giúp cho Sở giao dịch tránh sự lãnh phí trong công tác đào tạo và đạt hiệu quả cao sau khi những đối tượng được đào tạo quay trở về công tác. Cụ thể số lượt người được đào tạo trong giai đoạn 2005 - 2007 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7: Số lượt đào tạo của Sở giao dịch (2005 – 2007).

Đơn vị: Người

Năm 2005 2006 2007

TH % KH TH % KH TH % KH

I. Đào tạo thường xuyên 512 93 690 96 899 97

1. Đào tạo mới 37 100 36 100 48 100

2. Nghiệp vụ ngân hàng 201 261 562

Nguồn vốn 11 100 13 100 13 100

Tín dụng, thẩm định 112 95 139 100 131 100

Kế toán, kiểm toán 9 89 17 100 182 100

Ngân quỹ 12 100 14 88 19 87

Thanh toán quốc tế 34 94 47 95 36 97

Lao động - Tiền lương 2 100 2 100 2 100

Kiểm tra nội bộ 8 87 17 100 4 100

Dịch vụ 12 83 9 89 175 91

Một phần của tài liệu 64 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w