Lương của CBCNV trong Công ty được tính theo công thức

Một phần của tài liệu 31 Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần may Phú thọ (Trang 39 - 50)

I. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

4. Tạo động lực cho người lao động:

4.1.1. Lương của CBCNV trong Công ty được tính theo công thức

+ Phần lương cứng phụ thuộc vào trình độ và cấp bậc của công nhân,từ đó tính ra bậc lương cho CBCNV đó.

+ Phần lương mềm là phần thu nhập biến đổi theo từng tháng, khoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của công nhân đó trong tháng đó.

+ Lương cấp bậc bản thân được giữ nguyên để làm căn cứ tính lương những ngày công thời gian, ngày công phép, tết, lễ, công nghỉ BHXH và công khác phát sinh trong qúa trình làm việc do cấp trên giao cho. Ngoài ra ,nó còn làm căn cứ để trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động.

+ Quỹ lương của Công ty được chia làm hai khối, khối sản xuất trực tiếp và khối quản lý, phục vụ gồm các phòng ban nghiệp vụ điều hành.

+ Trong cùng một công việc, nếu ở cấp bậc là cao đẳng may hoặc tương đương làm việc có hiệu quả hơn thì có hệ số lương cao hơn so với những cấp bậc khác.

+ Tổng quỹ lương trong tháng được phân chia như sau: 90% được phân phối cho người lao động theo các hình thức tiền lương hiện hành của Công ty,

8% để làm quỹ thi đua trong tháng, thưởng lao động giỏi còn 2% để làm quỹ dự phòng, cuối năm phân bổ cho người lao động theo hình thức thưởng cuối năm hoặc là tháng lương thứ mười ba.

Việc thanh toán lương cho người lao động cũng được chia ra từng khu vực như sau:

a) Đối với khu vực sản xuất trực tiếp.

Việc trích lương cho khối công nhân sản xuất được sử dụng kết hợp cả hai phương pháp, phương pháp tính lương theo thời gian và phương pháp tính lương theo sản phẩm.

- Phương pháp tính lương theo thời gian: áp dụng tính cho trường hợp thời gian ngừng việc, nghỉ việc trong qúa trình làm việc.

- Phương pháp tính lương theo sản phẩm chủ yếu được áp dụng trong hình thức khoán lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.

Tiền lương thanh toán cho công nhân sản xuất tính như sau: TLcnsx = TLsản phẩm + TLcđ + Pc (1)

Trong đó:

TLcnsx : Tiền lương cho công nhân sản xuất.

TLsp : Tiền lương được tính theo sản phẩm làm ra của công nhân. TLcđ : Tiền lương cho những ngày nghỉ theo chế độ.

- Tiền lương được tính theo sản phẩm làm ra của công nhân được tính như sau:

TLsp = Sli x ĐGi + TK Trong đó:

Sli : Số lượng sản phẩm i làm ra trong kỳ ĐGi : Đơn giá tiền lương của sản phẩm i.

TK : Khoản tiền người CN nhận được cho thời gian ngừng việc, nghỉ việc trong khâu sản xuất hoặc thời gian mà họ phải làm các công việc khác ngoài qui định do cấp trên giao hoặc phát sinh trong khâu sản xuất được tính theo lương thời gian.

- Tiền lương cố định: (TLcđ) tiền lương cho những ngày nghỉ chế độ bao gồm nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép hưởng 100% lương, khoản tiền lương này được tính theo lương thời gian.

TLcđ = SN x SLN

SN : là số ngày nghỉ theo chế độ

SLN : là suất lương trả cho từng ngày. SLN cơ bản được tính theo công thức sau: SLN = 290.000 x HSi/26

His : là hệ số cấp bậc công nhân hoặc hệ số cấp bậc công việc tương ứng.

- Pc : Tiền phụ cấp khác theo lương gồm: phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khác, các khoản BHXH được hưởng khi ốm đau.

Ngoài ra, trong việc tính lương BHXH khi ốm đau, nghỉ đẻ … được tính bằng 75% lương cơ bản cho những ngày nghỉ. Tiền lương cơ bản của công nhân phụ thuộc chủ yếu vào hệ số lương của họ, hệ số lương xác định phụ thuộc vào cấp bậc công nhân. Trong trường hợp công nhân làm đúng cấp bậc của mình là sử dụng hệ số lương tương ứng, còn đối với công nhân làm khác cấp bậc thì phụ thuộc vào cấp bậc công việc mà người công nhân đó đang thực hiện .

- Đối với những khoản phụ cấp độc hại thì người công nhân được phụ cấp độc hại tùy thuộc vào mức độ độc hại mà họ đang phải gánh chịu trong quá trình làm việc.

- Tuỳ thuộc vào sản phẩm làm ra mà tính đơn giá cho các sản phẩm khác nhau trong các công đoạn của sản xuất.

Tóm lại ta thấy rằng, việc tính đơn giá cho mỗi sản phẩm phụ thuộc vào thời gian hao phí cần thiết để hoàn thành sản phẩm đó và mức độ phức tạp của sản phẩm. Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân phụ thuộc vào đơn giá và khối lượng sản phẩm sản xuất ra tính cho mỗi cá nhân. Nhìn chung phương pháp xây dựng đơn giá của Công ty là đúng, tuy nhiên đơn giá này còn phụ thuộc rất nhiều vào bấm thời gian lao phí cho mỗi bước công việc, các công tác định mức. Trên thực tế, công tác định mức cuả Công ty cho khối lượng công việc thì nhiều, số lượng cán bộ định mức trong công ty lại ít (1 người), bên cạnh đó một số công đoạn của quy trình sản xuất may thì không thay đổi nên ta thấy có nhiều mức vẫn giữ nguyên công, mức này được xây dựng dựa vào nhiều phương pháp thống kê kinh nghiệm nên độ chính xác chưa cao. Việc chuyển đổi công ty cổ phần may Phú Thọ đang từ doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần đã góp phần làm tăng trách nhiệm của công nhân với sản phẩm do chính họ làm ra.

Việc trả lương ở Công ty phát huy được ưu điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm đó là đánh giá đúng đắn số lượng, chất lượng lao động mà người lao động đã hao phí từ đó để trả công cho thích hợp. Đồng thời nó cũng đánh giá được đầy đủ các yếu tố khác có liên quan như: kỹ năng của người lao động, trình độ lành ngề, kỹ xảo, sức khoẻ, ý thức người lao động, hình thức trả lương này sẽ góp phần khuyến khích người lao động làm ra nhiều sản phẩm đúng quy cách, chất lượng và phát huy hết khả năng nghề nghiệp của mình để có được mức thu nhập hợp lý. Tuy nhiên, với hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp như thế này thì để hạn chế tình trạng người công nhân chạy theo số lượng sản phẩm mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm thì công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được tiến hành chặt chẽ.

b) Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp.

Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp được Công ty cổ phần may Phú Thọ áp dụng cho bộ phận quản lý và phục vụ của mình. Tiền lương của bộ phận quản lý và phục vụ của công ty phụ thuộc trực tiếp vào sản lượng các loại hàng hoá thực hiện trong kỳ và đơn giá tiền lương được trả cho bộ phận này.

ĐGpv, quản lý = ∑ni=1 (Tđmi x Lcbi) Trong đó:

ĐGpv,quản lý là đơn giá của bộ phận phục vụ và bộ phận quản lý tính cho một đơn vị sản phẩm.

Tđmi : Mức thời gian hao phí ứng với bộ phận i.

n: Bộ phận quản lý và phục vụ tương ứng n. Lpv,quản lý = ∑ni=1 (ĐGi x Q)

Lpv,ql : lương của bộ phận phục vụ và quản lý. Q : Số, lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Bộ phận phục vụ và quản lý ở các xí nghiệp trong công ty cổ phần may Phú thọ được chia thành các bộ phận:

- Giám đốc, phó giám đốc Hệ số 2; 1,8 - Trưởng ca, trưởng ngành Hệ số 1,6 - Nhân viên kinh tế và kỹ thuật Hệ số 1,3 - Tổ vệ sinh công nghiệp Hệ số 0,8 - Tổ phục vụ vận chuyển Hệ số 0,94 - Tổ cơ khí sửa chữa Hệ số 0,94

Việc chia lương giữa các bộ phận này phụ thuộc vào bảng hệ số chức danh và độ phức tạp công việc sau:

Biểu 2.2 : Bảng hệ số chức danh và độ phức tạp công việc

STT Chức danh Hệ số Số người HS - người

1 Giám đốc công ty 2 1 2

2 Phó giám đốc xí nghiệp 1.8 1 1,8

3 Trưởng ngành 1.6 4 6,4

4 Trưởng ca 1.6 3 4,8

5 Nhân viên kỹ thuật 1.3 8 10,4

6 Nhân viên kinh tế 1.3 7 9.1

7 Cơ khí 0.94 7 6,58

8 Phục vụ vận chuyển 0.94 12 11,28

9 Vệ sinh công nghiệp 0.8 3 2,4

Tổng 46 54,76

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )

Căn cứ vào hệ số trên thì việc chia lương cho từng bộ phận từng tổ trong xí nghiệp sẽ được tính như sau:

Lpv, ql TLBpi = (HS - người)i x ---

54,76 Trong đó:

TLBpi = là tiền lương của tổ i

(HS - người)i: hệ số người của bộ phận i

Tại các bộ phận quản lý và phục vụ này, cách chia lương đã được căn cứ vào ngày công thực tế của mỗi người và lương bình quân mỗi ngày của cả tổ:

Tổng tiền lương sản phẩm tổ được lĩnh Lương bình quân 1 ngày = ---

Tổng số ngày công thực tế của tổ LCNi = Lbqn Số ngày công thực tế của công nhân i.

• Nhận xét :

Hình thức chia lương này mang nặng tính bình quân, phương pháp chia lương quá đơn giản. Trong từng bộ phận đó, chất lượng lao động có khác nhau.

Ví dụ: ở bộ phận cơ khí có 7 người trực ca như sau: 1 CN bậc thợ cơ khí 4/7

2 CN bậc thợ cơ khí 5/7 4 CN bậc thợ cơ khí 6/7

Cho nên, ta thấy cách chia lương như trên đã không gắn lương cơ bản của người lao động và mức độ tích cực lao động của họ trong kỳ, người lao động ai cũng như ai, chỉ cần đi đủ ngày công là có thể nhận lương mà không cần nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức của họ.

Để thấy rõ cách chia lương cho các tổ phục vụ và quản lý, ta có thể lấy một ví dụ cụ thể ở tổ cơ khí trực ca. Tiền lương của họ nhận được sẽ chia bình quân cho các thành viên trong tổ dựa vào ngày công thực tế của họ trong kỳ. Ở đây, công nhân cơ khí trực ca đều có chung một hệ số lương là 0,94. Xét cụ thể khi phân phối tiền lương ở tổ cơ khí trực ca (tổng lương 4.718.082 đồng )

Biểu 2.3 : Chia lương ở tổ cơ khí trực ca.

STT Ngày công LCN = Ngày công x Lbq

CN2 26 26 x 26.791 = 696.566 CN3 25 25 x 26.791 = 669.775 CN4 24 24 x 26.791 = 642.984 CN5 25 26 x 26.791 = 669.775 CN6 26 26 x 26.791 = 696.566 CN7 26 26 x 26.791 = 696.566 Tổng 178 4.768.798 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )

Tiền lương của mỗi công nhân bằng số ngày công thực tế trong tháng của anh ta nhân với lương ngày bình quân của công nhân cơ khí qua đó ta có nhận xét: Tiền lương của bộ phận phục vụ và quản lý gắn bó với kết quả sản xuất kinh doanh của công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của tổ cơ khí trực ca. Điều này góp phần khuyến khích công nhân cơ khí nâng cao chất lượng phục vụ của mình, đảm bảo cho máy móc thiết bị luôn hoạt động tốt, giảm thời gian ngừng sản xuất do hỏng máy.

Để thực hiện trả lương sản phẩm có hiệu quả thì công tác định mức phải được coi trọng. Tiền lương công nhân được hưởng dựa trên số sản phẩm làm ra trong kỳ là đơn giá sản phẩm ứng với công đoạn mà công nhân đó đảm nhiệm. Điều này lại đòi hỏi công tác định mức trong công ty phải được nâng cao,việc tính định mức công việc cho từng công nhân dựa trên sản phẩm mà họ làm ra, chú trọng công tác này thì thực hiện trả lương theo định mức mới có hiệu quả.

Việc chia lương ở tổ cơ khí trực ca quá đơn giản, mang nặng tính bình quân, nó mới chỉ khuyến khích người lao động đi làm đủ ngày công mà chưa đảm bảo đánh giá đúng sức lao động của họ bỏ ra, chưa đánh giá đến chất lượng lao động, chưa khuyến khích khả năng sáng tạo trong công việc của

người công nhân. Nhận thức được điều đó Công ty đã tiến hành thực hiện công tác định mức từ nhiều năm nay và ngày càng được hoàn thiện, Công ty đã chỉ ra những cán bộ chuyên trách về vấn đề này, thường xuyên theo dõi, kịp thời có những bổ sung và điều chỉnh mức để đảm bảo mức lao động phù hợp với điều kiện sản xuất. Công tác này được giao cho một cán bộ có trình độ đại học nắm vững cả chuyên môn và quy trình công nghệ, do đó công tác định mức của Công ty cổ phần may Phú Thọ được thực hiện khá thuận lợi.

Hệ thống định mức của Công ty hầu hết được xây dựng bằng phương pháp bấm thời gian làm việc của người công nhân. Trong những năm gần đây ở phân xưởng sản suất tiến hành mua sắm máy móc để hiện đại hoá quy trình công nghệ. Điều này làm thay đổi mức lao động, buộc các cán bộ định mức phải xuống trực tiếp khảo sát, điều chỉnh và xây dựng lại những mức mới cho phù hợp với sự thay đổi trong quy trình công nghệ. Do đó đã khuyến khích công nhân tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tích cực hơn trong quá trình lao động tại công ty.

c) Tiền lương đối với khu vực gián tiếp sản xuất.

Việc tính lương cho khu vực gián tiếp sản xuất bao gồm ban quản lý điều hành, lãnh đạo, được trả lương theo thời gian.

Công thức tính tiền lương:

TLtg = Lcb (1 + x) + Lnn + Lcđ + Lbhxh - HBXH - BHYT Trong đó: TLtg: là lương cán bộ tính theo thời gian.

Lcb : là lương cơ bản trong tháng tính theo công thức sau: Lcb = SLN x SN

SN: Số ngày thực tế làm việc

SLN: Suất lương ngày = 290.000 x HSi/26

X% : % hoàn thành kế hoạch giá trị tổng số lượng

Lnhà nước : lương tính theo thời gian nghỉ làm những công việc khác như đi họp, báo cáo, làm công tác khác.

Lcđ : Lương tính cho những ngày nghỉ theo chế độ lương 100% lương như nghỉ phép, nghỉ lễ tết, đi học...

Lbhxh : lương BHXH được nhận trong những ngày nghỉ ốm đau được hưởng 75% lương cơ bản.

Lbhxh = SLN x Nhà nước x 75% NN : số ngày nghỉ ốm

Trong cùng một phòng ban, với cùng một chức vụ như nhau nhưng những người đi làm trước sẽ có mức lương cao hơn so với những người đã làm lâu tại công ty. Nhưng qua một thời gian, nếu người đó làm việc tốt hơn, được đề bạt, thì cấp bậc công việc cao hơn đồng thời lúc đó tiền lương nhận được sẽ có thể cao hơn so với người làm lâu nhưng do làm việc không hiệu quả.

* Nhận xét:

- Ưu điểm: Do chính sách lương theo thời gian khuyến khích người lao

động đi làm đầy đủ ngày công trong tháng. Công ty có sự kiểm tra khá chặt chẽ thời gian đi làm, được thực hiện bởi ban bảo vệ quản lý, ghi vào sổ đến cuối tháng căn cứ vào đó để tính số ngày làm việc. Đối với một số bộ phận

phòng ban, ban giám đốc giao kế hoạch cho toàn bộ phòng ban thực hiện, làm cho công nhân và cán bộ tích cực hơn trong công tác.

- Nhược điểm: Cách trả lương cho người lao động gắn liền với cấp bậc

công việc và ngày công thực tế như tại công ty hiện nay làm cho lương nhận được chưa gắn với hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng công việc của người lao động. Tiền lương của hầu hết cán bộ công nhân viên chỉ phụ thuộc vào hiệu quả chất lượng công việc của từng người dẫn đến tình trạng bình

Một phần của tài liệu 31 Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần may Phú thọ (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w