Giải pháp dành cho sinh viên

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - LUẬT (Trang 60 - 71)

5. Cấu trúc của đề tài

3.3.Giải pháp dành cho sinh viên

Với đề tài về vấn đề tài làm việc nhóm thì điều hiển nhiên, sinh viên chính là đối tượng trung tâm và chất lượng học tập của sinh viên cũng là mục tiêu hướng tới . Những sinh viên mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở Khoa Kinh Tế - Luật thì mặc dù bề mặt chung của hiệu quả làm việc nhóm là cao nhưng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định, và cần có một giải pháp hữu hiệu để nâng cao kết quả làm việc. Dưới đây nhóm chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để sinh viên tối ưu hóa hơn nữa hiệu quả làm việc của nhóm mình.

Qua phần phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy vẫn còn tồn tại một số lượng không nhỏ sinh viên Khoa Kinh Tế - Luật không tích cực làm việc, thường có tâm lý ỷ lại cho rằng đây là công việc tập thể tạo nên sức ì cho nhóm. Bởi một khi các bạn không đóng góp hay đóng góp ít thì bài tập, đề tài… vẫn được hoàn thành, vì chủ yếu là do nhóm trưởng và một

số thành viên tích cực cùng làm nên nhiều lần như thế các bạn thấy mình đóng góp ít cũng có điểm và tạo ra sự ỷ lại, không lo lắng gì nhiều đến tiến trình khi làm việc nhóm. Những sinh viên như thế do không thấy rõ được ích lợi khi làm việc nhóm, nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến các bạn sẽ không tiếp thu được kiến thức và gây nên tâm lý khó chịu cho những thành viên còn lại trong nhóm.

Vì vậy những thành viên đó cần phải thay đổi lại cách tư duy, cách suy nghĩ trong học tập. Để làm được điều đó thì cần có sự nhìn nhận, đóng góp ý kiến thẳng thắn của nhóm

trưởng, các thành viên tích cực ở trong nhóm đối với những thành viên không tích cực trong nhóm. Đa số là các bạn này sợ mất tình cảm bạn bè nên không dám nói ra ý kiến phê bình của mình, tuy nhiên nếu không nói thì dẫn đến hiệu quả làm việc nhóm không cao. Có nhiều biện pháp buộc những thành viên không tích cực phải tập trung làm việc hơn, thay đổi thái độ làm việc, chẳng hạn như không cho bạn đó vào nhóm nữa sau khi đã đóng góp ý kiến mà bạn đó không có tiến triển gì hết trong việc tích cực làm việc nhóm. hoặc cho bạn đó biết tiến trình làm việc nhóm để bạn đó lo lắng mà phải tích cực làm… Nhưng đa số hơn cả là trong nhóm giữa các thành viên với nhau nên có sự động viên, sự khen ngợi khi ai đó làm được gì hay, kể cả các bạn không tích cực có đóng góp ít đi nữa thì cũng tìm cách để khen ngợi, khích lệ bạn đó. Khi mà những mọi thành viên trong nhóm đều tích cực làm việc thì hiệu quả làm việc nhóm sẽ cao hơn. Điều này đòi hỏi mỗi sinh viên hãy tự tạo cho bản thân một lối tư duy, suy nghĩ đúng đắn.

Mặt khác hiện nay ở Khoa kinh Tế - Luật, sinh viên ít chịu đưa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của bản thân khi làm việc nhóm.. Những bạn ít đưa ra ý kiến thì hầu như có học lực không bằng các bạn khác nên ngại và khi có quan điểm, ý kiến riêng mặc dù muốn đưa ra nhưng không có đủ tự tin khi trình bày. Hoặc có khi đưa ra rồi thì cũng không có đủ khả năng để có thể bảo vệ ý kiến. Nên cứ nhiều lần ý kiến của bạn đó không được tiếp nhận thì sẽ làm cho người ta không còn hứng thú, không còn tự tin để ra ý kiến khi làm việc nhóm nữa. Để khắc phục điều này thì trước hết mọi thành viên trong nhóm cần phải có một sự tôn trọng khi ai đó trình bày quan điểm, ý kiến. Khi mọi người cùng đưa ra hết những ý kiến hoặc có ai đưa ra ý kiến tới đâu thì phân tích tới đó thì hầu như nhóm trưởng là người thực

hiện việc phân tích này và đưa ra ý kiến riêng để xét xem ý kiến của bạn đó có mặt nào được, mặt nào còn chưa được để ghi nhận và tổng hợp các ý kiến hay lại. Khi phân tích tổng hợp lại trên tinh thần mọi người cùng bảo vệ ý kiến của bản thân mình. Nhưng bảo vệ trên tinh thần lắng nghe và tiếp thu chứ không phải cứ khăng khăng bảo vệ tới cùng ý kiến của mình mà không để ý những lời bác bỏ lại ý kiến của mình từ các thành viên khác,sẽ rất dễ gây căng thẳng thậm chí xung đột, mất đoàn kết.

Mặt khác cũng có nhiều thành viên chỉ nêu ra quan điểm, ý kiến của bản thân thôi chứ không bảo vệ ý kiến của mình.Và điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm, có thể đó sẽ là những ý tưởng hay mà không được tiếp nhận. Cho nên việc này đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải chủ động hơn trong việc đưa ra ý kiến của bản thân, chủ động hơn trong việc lắng nghe và bảo vệ ý kiến của mình. Để các thành viên có thể thực hiện được điều này thì mỗi thành viên trong nhóm phải tự tin hơn, chủ động hơn khi đưa ra quan điểm, ý kiến, cần phải tôn trọng một thành viên nào đó đang phát biểu hoặc đưa ra ý kiến trong nhóm. Mọi người trong nhóm không nên coi trọng quá việc ai đó giỏi hơn hay yếu hơn mình. Đây có lẽ là yếu tố chính mà các sinh viên thường không dám đưa ra ý kiến của mình. Mỗi thành viên chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ thì sẽ trở nên chủ động hơn trong quá trình làm việc nhóm. Nếu việc này được cải thiện thì hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh Tế - Luật sẽ được cải thiện đáng kể.

Đồng thời việc các sinh viên có đưa ra những quan điểm, ý kiến hay không thì ngoài việc có thể giải quyết vấn đề được nhanh hơn, có thể hiểu được bản chất của vấn đề cần giải quyết thì các sinh viên đóng góp càng nhiều sẽ tạo cho mỗi sinh viên sự tự tin, cải thiện khả năng giao tiếp trước mọi người. Đây là một trong những kỹ năng mà sinh viên khối ngành Kinh Tế hoặc Luật không thể thiếu. Chỉ cần các thành viên trong nhóm khi trình bày ý kiến thì phải trình bày cho tất cả mọi người trong nhóm cùng nghe chứ không phải cho một thành viên nào đó nghe.

Một tình trạng vẫn còn tồn tại trong Khoa Kinh Tế - Luật là đa số các bạn đều thích làm nhóm trưởng nhưng rất số ít trong nhóm này là được làm nhóm trưởng. Bởi có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này chẳng hạn nhóm trưởng thường là những người học

giỏi nhất trong nhóm, hay khi làm đề tài một môn nào đó thì nhóm thường chọn người học giỏi môn này… Cho nên bạn đó thường xuyên phải đảm nhận vị trí nhóm trưởng, trong đó nhiều bạn muốn làm lại không mạnh dạn xin được làm hoặc các thành viên không tin tưởng lẫn nhau. Việc giao cho ai đó giỏi làm thường xuyên thì không phủ nhận là kết quả hoàn thành tốt, điểm số nhận được cao nhưng xét về bản chất thực sự của hiệu quả làm việc nhóm thì không thể cao được. Bởi vì thứ nhất, các bạn không có cơ hội để thể hiện bản thân, biết đâu bạn đấy có thể làm tốt hơn người hiện tại hay làm, mọi người trong nhóm không được tập làm kỹ năng lãnh đạo; thứ hai có thể việc không được làm nhóm trưởng như mong muốn sẽ làm cho sinh viên đó không có tinh thần tích cực lắm trong công việc; thứ ba, việc một thành viên nào thường xuyên làm nhóm trưởng có thể sẽ cảm thấy công việc quá nhiều dẫn đến căng thẳng trong khi làm việc…

Bởi vậy trong quy tắc khi làm việc nhóm thì vị trí nhóm trưởng phải thường xuyên xoay vòng để người nào trong nhóm cũng được làm nhóm trưởng hết, đồng thời nếu một đề tài nào đó có thuyết trình thì tốt nhất là mọi thành viên trong nhóm cùng lên thuyết trình. Như thế thì giảng viên sẽ đánh giá cao tinh thần làm việc nhóm của mọi người trong nhóm.

Mặt khác trong nhóm thì bề mặt học lực chung của các thành viên là không đồng đều, có thành viên tích cực và thành viên không tích cực. Nên khi vị trí nhóm trưởng được giao cho những thành viên không tích cực này thì họ sẽ phải trở nên tích cực khi làm việc. Tất nhiên là khả năng lãnh đạo của những sinh viên này không bằng những sinh viên từng làm nhiều nhưng mọi người còn lại trong nhóm có thể hỗ trợ chứ không phải mọi việc đều giao phó cho nhóm trưởng. Việc xoay vòng thường xuyên nhóm trưởng chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể bề mặt học lực chung của nhóm. Ngoài xoay vòng vị trí nhóm trưởng thì còn có thể xoay vòng vị trí tổng hợp, vị trí làm Word, Powerpoint…Việc một nhóm thực hiện những điều trên thì đa số sinh viên sẽ cải thiện được các kỹ năng trong học tập như kỹ năng làm nhóm trưởng, kỹ năng thuyết trình…

Ngoài những yếu tố chính trên đây mà chúng tối đưa ra giải pháp thì còn rất nhiều yếu tố phụ mà mỗi sinh viên phải cải thiện, phải thay đổi. Bởi trước hết là góp phần cải thiện

vào hiệu quả làm việc nhóm, sau đó là tạo cho bản thân một thói quen tích cực để khi ra trường có thể hòa nhập vào môi trường Doanh Nghiệp được tốt..

KẾT LUẬN

Sau một thời gian cố gắng, nỗ lực hết mình, bằng tất cả niềm say mê, vận dụng tất cả những kiến thức đã có, cùng với đó là sự tìm tòi khám phá, nhóm chúng tôi đã hoàn tất đề tài. Xuyên suốt quá trình nghiên cứu về vấn đề làm việc theo nhóm tại Khoa Kinh Tế, nhóm chúng tôi đã chỉ ra ích lợi hiệu quả khi làm việc nhóm, việc làm chịu tác động của những yếu tố nào. Điểm mạnh mà sinh viên trong Khoa có được trong vấn đề này và những điều còn tồn tại. Cùng với đó nhóm chúng tôi cũng đã đưa ra các biện pháp các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhóm. Các kiến nghị này dành cho cả hai phía, đó là phía giảng viên và phía sinh viên. Như vậy sẽ tạo sự đồng bộ, sự hòa hợp trong công tác giảng dạy và học tập của cả hai phía.

Tóm lại kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng hết sức không chỉ trong quá trình học tập mà đó còn là đòi hỏi của hầu hết các daonh nghiệp khi tuyển nhân sự. Tuy nhiên do

nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế chưa thất sự hiệu quả và còn nhiều điều cần phải đổi mới. Chính vì lẽ đó, chúng tôi mong muốn qua đề tài này thì tình hình làm việc nhóm của sinh viên Khoa được cải thiện đáng kể, từ đó nâng cao kết quả học tập cũng như công tác giảng dạy được tốt hơn, nâng cao chất lượng đào tào, khẳng định vị thế của Khoa Kinh Tế- ĐHQG.TP Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

Mẫu phiếu điều tra

BẢNG KHẢO SÁT

Đề tài: VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ LUẬT

Chào bạn, chúng tôi là các thành viên của nhóm KT 00328 đến từ lớp K08404T. Chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khoa hoc với đề tài “VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM CỦA

SINH VIÊN KHOA KINH TẾ LUẬT” nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của sinh

viên. Để hoàn thành bài nghiên cứu của mình, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các bạn từ những câu trả lời cho bảng câu hỏi dưới đây. Chúng tôi cam đoan thông tin các bạn cung cấp dưới đây chỉ để dùng phục vụ cho đề tài này.

Các bạn vui lòng đánh dấu chọn () vào đáp án bạn nghĩ là đúng nhất hoặc cho ý kiến riêng của các bạn vào bảng khảo sát.

I. Thông tin cá nhân

1. Bạn đang là sinh viên năm mấy?

 Năm 1  Năm 2  Năm 3  Năm 4

2. Ngành học của bạn: ……….. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Điểm trung bình tích lũy chung của bạn là: ………

II. Phần câu hỏi nghiên cứu

4. Bạn có thích làm việc nhóm hay không?

 Rất không thích  Không thích  Bình thường  Thích  Rất thích

5. Bạn thích ở vị trí nào khi làm việc nhóm?

 Nhóm trưởng  Thành viên tích cực  Thành viên bình thường

6. Bạn thường làm việc nhóm trong môi trường nào?

Môi trường Mức độ thường xuyên tăng dần từ 1-5

Học tập Hoạt động CLB Hoạt động khác……… 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

7. Khi làm việc nhóm bạn có thường nêu ra và bảo vệ ý kiến của mình hay không?

Nội dung Mức độ thường xuyên tăng dần từ 1 - 5

Nêu ra ý kiến của mình Bảo vệ ý kiến của mình

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

 Tự nguyện nhận việc  Để nhóm tự phân việc  Khác (ghi rõ)……...

9. Bạn tự nhận thấy mức độ đóng góp của bạn trong thành quả của nhóm?

 Rất ít  Ít  Vừa phải  Nhiều  Rất nhiều

10. Mục tiêu hướng đến của nhóm bạn là gì? Đánh số từ 1-4 theo mức độ ưu tiên

giảm dần

 Điểm số  Kiến thức Kỹ năng  Khác (ghi rõ)………

11. Bạn đánh giá như thế nào về cách làm việc của nhóm bạn?

Tiêu chí Không tốt Tốt

- Nội quy làm việc của nhóm - Đưa ra kế hoạch, thời gian biểu - Triển khai kế hoạch, công việc - Họp rút kinh nghiệm

(sau mỗi lần hoàn thành công việc) - Thái độ làm việc của nhóm

(không tích cực, tích cực) 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

12. Hiệu quả giải quyết công việc dự định sau mỗi lần họp nhóm?

 Không giải quyết được gì  Giải quyết được 1 phần công việc  Giải quyết hết được công việc  Giải quyết vượt chỉ tiêu

13. Quy mô nhóm của bạn thường gồm bao nhiêu thành viên?

 3 – 5  6 – 8  Trên 8

14. Bạn có hài lòng về cách làm việc của nhóm trưởng hay không?

Tiêu chí Không hài lòng Hài lòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách phân chia công việc - Cách điều hành nhóm - Trách nhiệm

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

15. Bạn nhận thấy mức độ đoàn kết trong nhóm của bạn?

 Không đoàn kết  Bình thường  Đoàn kết

16. Nhóm của bạn có thường xảy ra mâu thuẫn hay không?

 Không bao giờ  Ít khi  Thỉnh thoảng  Thường xuyên  Luôn luôn

17. Nhóm bạn giải quyết mâu thuẫn vào lúc nào?

 Giải quyết ngay khi xảy ra mâu thuẫn  Đợi xong việc mới giải quyết

 Giải quyết dần dần  Cho qua, không giải quyết

18. Nhóm bạn giải quyết mâu thuẫn theo cách nào?

……… ……… 19. Bạn đánh giá như thế nào về hiệu quả làm việc của nhóm bạn?

Tiêu chí Mức độ hiệu quả tăng dần từ 1-5

- Chất lượng công việc (vd như điểm số) - Cách thức hoạt động của nhóm

- Kiến thức mà các thành viên nhận được - Kỹ năng mà các thành viên nhận được - Những thứ khác mà thành viên nhận được - Khác (ghi rõ)………. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

20. Những đề xuất của bạn để nhóm bạn có thể hoạt động hiệu quả hơn?

……… ……… Một lần nữa rất cảm ơn bạn đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bảng khảo sát này. Những câu trả lời của bạn sẽ giúp được rất nhiều trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi!

Đối với giảng viên của Khoa kinh tế-luật.

1. Nhận xét chung của thầy (cô) về tình hình làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh tế-luật. Đánh giá cụ thể tình hình làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh tế-luật qua thang điểm.

Rất không tốt Rất tốt

1 2 3 4 5

2. Theo thầy (cô) những hạn chế nào còn tồn tại trong quá trình làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh tế-luật ?

3. Theo thầy (cô) để sinh viên Khoa kinh tế-luật làm việc nhóm hiệu quả hơn cần có

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - LUẬT (Trang 60 - 71)