Phương hướng phát triển giai đoạn 2008 – 2010.

Một phần của tài liệu Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Giày Thượng Đình (Trang 35 - 39)

- Về công tác thực hiện quy chế dân chủ: Việc tiếp người lao động vào chiều thứ

2. Phương hướng phát triển giai đoạn 2008 – 2010.

2.1. Thuận lợi và khó khăn.

- Thuận lợi:

 Việt Nam tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế quan của EU Và không bị hạn chế về số lượng xuất khẩu.

 Ngành da giày được xem là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với nhiều lợi thế cạnh tranh như: nguồn nhân lực dồi dào, không đòi hỏi đầu tư quá nhiều vốn.

 Công ty có kinh nghiệm hoạt động trong ngành giày dép, tạo lập được mối làm ăn lâu dài với nhiều đối tác.

 Công ty đã tự khẳng định mình qua việc tìm kiếm thị trường đầu ra, giải phóng được tính mùa vụ của ngành da giày nói chung.

 Nhận thức được tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công ty đã từng bước giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tập trung lợi thế vào mặt hàng giày vải nên chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

- Khó khăn:

 Thương hiệu của công ty tuy đã được người tiêu dùng trong nước biết đến nhưng trên thị trường quốc tế thì thương hiệu giày Thượng Đình còn khá mờ nhạt do các đơn hàng xuất khẩu trực tiếp vốn đã ít nay lại mất dần đi, thay vào đó là hoạt động gia công giày thể thao cho nước ngoài.

 Chi phí cho sản xuất liên tục biến động và có chiều hướng tăng cao.

 Với tư cách là một công ty nằm trong ngành sử dụng nhiều lao động, do đó công ty luôn chịu sự biến động lớn về lao động như các công ty khác trong ngành.

 Do hạn chế về chi phí nên công ty chưa thực sự có con đường tiếp thị đúng đắn như: thường xuyên đi nước ngoài tìm đối tác, tham gia các hội chợ quốc

tế, thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài. Chưa thực sự quan tâm tới việc dành chi phí cho các chương trình quảng bá, tiếp thị.

 Công ty vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng từ việc Liên Minh Châu Âu (EU) áp thuế chống bán phá giá là 10% đối với giày mũ da từ tháng 10/ 2006. Tuy nhiên những sản phẩm giày dép khác không bị ảnh hưởng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào EU song cần phải có chiến lược về sản phẩm không nằm trong diện bị áp thuế khi xuất sang EU.

2.2. Phương hướng phát triển của công ty.

Tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống.

Từ trước đến nay, thị trường xuất khẩu chính của công ty vẫn là thị trường EU, nhưng thực sự có lẽ công ty giày Thượng Đình nói riêng và các công ty da giày nói chung vẫn chưa thực sự hiểu hết được văn hóa, sở thích cũng như xu hướng tiêu dùng của dân bản xứ do chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian. Vì vậy vấn đề mấu chốt để thành công trên thương trường quốc tế là phải đứng trên thị trường bằng thương hiệu riêng, phải làm cho khách hàng biết mình là ai. Để làm đựoc điều đó đòi hỏi công ty phải đầu tư xây dựng thương hiệu riêng cho mình cũng như dành chi phí cho quảng cáo, tiếp thị đến khách hàng nước ngoài.

Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới:

Trước những khó khăn gặp phải ở thị trường EU vì vụ kiện chống bán phá giá, công ty đã thực sự quan tâm nhiều hơn tới việc nghiên cứu thị trường, mặc dù quy mô nghiên cứu vẫn còn nhỏ, chủ yếu vẫn là bằng phương pháp điều tra tại chỗ và không thường xuyên nhưng công ty cũng đã có nhiều cố gắng như đầu tư vốn cho việc nghiên cứu thị trường, quảng cáo và chào hàng, tập trung hơn vào những khách hàng khó tính nhưng đầy tiềm năng… Hiện tại có hai thị trường mà công ty tập trung xúc tiến và xuất khẩu là Nhật Bản và Châu Phi. Khả năng xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản là rất cao, chủ yếu là các mặt

hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, dép quai hậu… Tuy nhiên công ty cần quan tâm đến những xu hướng thời trang thay đổi theo mùa ở Nhật. Không khó tính như thị trường Nhật, công ty hoàn toàn có khả năng cạnh tranh ở thị trường Châu Phi do nhu cầu ở thị trường này khá đa dạng và rất nhiều chủng loại là thế mạnh sản xuất của công ty như giày thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt, giày luyện tập, giày bóng rổ, giày tennis…

Tiếp tục thúc đẩy hoạt động tiêu thụ trong nước.

Bên cạnh hoạt động xuất khẩu, gia công giày dép cho nước ngoài, sản phẩm của công ty đã có tiếng vang ở thị trường trong nước. Đặc biệt là khi thị trường xuất khẩu ngày càng gặp khó khăn thì việc có một chỗ đứng ổn định ở thị trường trong nước là diều cần thiết. Nhưng vấn đề mà công ty gặp phải là sự cạnh tranh từ hàng Trung Quốc có giá rẻ, mẫu mã phong phú, luôn hợp thời trang, trong khi đó các mẫu thiết kế của công ty thì luôn ra chậm và không theo thời trang từng mùa. Chính vì vậy mà công ty luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, chủ yếu tập trung vào việc phát triển các sản phẩm ở cấp trung có chất lượng cao, giá phải chăng để lôi kéo khách hàng.

Đẩy mạnh công tác thiết kế, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm giày Thượng Đình trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Xu hướng cạnh tranh trong ngành da giày diễn ra ngày càng gay gắt, đó là sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã, công nghệ và thiết bị, lao động… Đứng trước thực trạng đó thì chất lượng, uy tín của thương hiệu giày Thượng Đình là chưa đủ. Bên cạnh việc liên tục đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ, thay thế dần những máy móc thiếta bị cũ và lạc hậu, từng bước giảm chi phí sản xuất và chi phí quản lý, lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thì công ty cũng cần

chú trọng tới công tác thiết kế. Mặc dù đã xây dựng Trung tâm thiết kế và chế thử mẫu xong dường như hoạt động của trung tâm chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Trước thực trạng đó đòi hỏi công ty cần nâng cao trình độ của nhân viên thiết kế bằng cách cử họ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cũng như xúc tiến công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu nhu cầu thị trường, nhờ sự tư vấn của các công ty thiết kế có uy tín. Đây là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hình ảnh cũng như khả năng của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Giày Thượng Đình (Trang 35 - 39)