Các tỷ số về doanh lợi

Một phần của tài liệu 256480 (Trang 60 - 63)

1. Một số vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp

2.3.3.4 Các tỷ số về doanh lợi

Trong các phần trƣớc chúng ta đã biết cách phân tích các tỷ số đo lƣờng khả năng thanh toán, tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính và tỷ số hoạt động. Kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và đƣợc phản ánh ở khả năng sinh lời của công ty. Để đo lƣờng khả năng sinh lời chúng ta đi phân tích các tỷ số sinh lời sau của doanh nghiệp:

BẢNG PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ VỀ DOANH LỢI

Chỉ tiêu Cách xác định Năm 2008 Năm 2009

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Lợi nhuận ròng

0,06 (lần) 0,07 (lần) Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận ròng

0,16 (lần) 0,18 (lần) Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi tài sản (ROA)

Lợi nhuận ròng

0,07 (lần) 0,08 (lần) Tổng tài sản

Tỷ suất sức sinh lời căn bản

Lợi nhuận trƣớc thuế + lãi vay

0,13 (lần) 0,15 (lần) Tổng tài sản

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) :

Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,06 có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận. Năm 2008 tỷ số này là 0,07. Nhƣ vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 0,01 đồng chứng tỏ công ty làm ăn có lãi. Đó là do trong năm lợi nhuận sau thuế của công ty tăng với tốc độ lớn hơn nhiều so với tốc tộ tăng doanh thu thuần.Tuy nhiên con số này có tăng hơn năm 2008 nhƣng mức tăng này chƣa cao.

* Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):

Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng 0,02 đồng so với năm 2008 do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Năm 2009 tỷ số này là 0,18 có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng trong năm tạo ra 0,18 đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2008, cứ sử dụng 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,16 đồng lợi nhuận ròng chứng tỏ khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng tăng, công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn trƣớc.

* Tỷ suất sinh lợi tài sản (ROA):

Doanh lợi tài sản năm 2008 của công ty là 0,07 nghĩa là 1 đồng giá trị tài sản của công ty tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,07 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2009 tỷ số này là 0,08 chứng tỏ hiệu quả kinh doanh đã tăng hơn so với năm trƣớc.

* Tỷ suất sức sinh lời căn bản:

Tỷ suất sức sinh lợi căn bản năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0,02đ. Nghĩa là năm 2008 cứ đầu tƣ 1đ vốn vào kinh doanh thì tạo ra đƣợc 1,13đ lãi cho doanh nghiệp, còn năm 2009 cứ đầu tƣ 1đ vốn kinh doanh thì tạo ra đƣợc 1,15đ lãi cho doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ khả năng sinh lợi căn bản của công ty khá tốt.

Kết luận:

Qua bảng phân tích có thể thấy năm 2009 các chỉ tiêu sinh lợi đều tăng nhanh cho thấy năm 2009 doanh nghiệp sử dụng vốn và kinh doanh có hiệu quả tuy nhiên mức tăng vẫn còn thấp. Công ty cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới.

2.4 Phân tích phƣơng trình Dupont

Phân tích phƣơng trình Dupont sẽ cho ta thấy đƣợc mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE), các nhân tố ảnh hƣởng tới hai tỷ suất này, trên cơ sở đó có thể đƣa ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính cho công ty.

Trƣớc hết ta xem xét tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) :

ROA = LNst = LNst x Doanh thu

Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản

ROA 2008 = 0,06 x 1,18 = 0,07 ROA 2009 = 0,07 x 1,16 = 0,08

Từ đẳng thức trên ta thấy cứ 1 đồng giá trị tài sản đƣa vào sử dụng năm 2008 tạo ra đƣợc 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 tạo ra đƣợc 0,08 đồng lợi nhuận sau thuế là do:

- Sử dụng 1 đồng giá trị tài sản vào kinh doanh năm 2008 tạo ra 1,18 đồng doanh thu thuần, năm 2009 tạo ra 1,16 đồng doanh thu thuần

- Trong 1 đồng doanh thu thuần thực hiện đƣợc trong năm 2008 có 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 có 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế.

Nhƣ vậy, có 2 hƣớng để tăng ROA đó là: tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) hoặc tăng vòng quay tổng tài sản:

- Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng LNST bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán (nếu có thể).

- Muốn tăng vòng quay tổng tài sản cần phải tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán hợp lý (nếu có thể) và tăng cƣờng các hoạt động xác tiến bán hàng…

Tiếp theo ta xem xét sự phụ thuộc của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu vào tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và hệ số nợ:

ROE = ROA x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

ROE = ROA x 1

1- Hệ số nợ

ROE 2008 = 0,06 x 1,18 x 1/ 1- 0,553 = 0,16

Nhƣ vậy, năm 2008 ta thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu đƣa vào kinh doanh mang lại 0,16 đồng lợi nhuận sau thuế là do:

- Trong 1 đồng vốn kinh doanh bình quân có 0,553 đồng hình thành từ các khoản nợ.

- Sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 1,18 đồng doanh thu. - Trong 1 đồng doanh thu có 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế.

Năm 2009 ta thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu đƣa vào kinh doanh mang lại 0,18 đồng lợi nhuận sau thuế là do:

- Trong 1 đồng vốn kinh doanh bình quân có 0,551 đồng hình thành từ các khoản nợ.

- Sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 1,16 đồng doanh thu. - Trong 1 đồng doanh thu có 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế.

Có 2 hƣớng để tăng ROE : tăng ROA hoặc tăng tỷ số Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu.

- Tăng ROA làm nhƣ phân tích trên.

- Tăng tỷ số Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữ cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ (nếu triển vọng kinh doanh tốt và doanh nghiệp có lãi). Ta thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao (nếu doanh nghiệp có lãi và kinh doanh tốt). Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro sẽ càng tăng lên. Do đó doanh nghiệp phải hết sức thận trọng khi sử dụng nợ.

Một phần của tài liệu 256480 (Trang 60 - 63)