Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Miền núi Phú Thọ năm 2006 –

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ (Trang 49 - 52)

- Vê chủ quan: Chúng ta có thể nhận thấy tuy đã chuyển đổi từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần nhưng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty vẫn là

CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Miền núi Phú Thọ năm 2006 –

Phú Thọ năm 2006 – 2010

Một số chỉ đạo đối Công ty cổ phần Thương mại miền Núi Phú Thọ từ cơ quan chủ quản là Sở Thương mại và Du lịch Tỉnh Phú Thọ:

Công ty cần có kế hoạch chủ động trong thu hồi vốn nhất là trong vấn đề đòi nợ và vốn tồn đọng trong quá trình chuyển đổi như: hàng hóa, nợ khó đòi tại một số chi nhánh đã cắt giảm như Lào Cai.

Cần có kế hoạch tính toán tới hiệu quả kinh doanh để từ những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình sử dụng vốn rút ra những quyết định kinh doanh một cách khoa học, tính khả thi cao. Quan tâm tới các khoản chi một cách thường xuyên, liên tục và đảm bảo tính minh bạch để tránh gây thất thoát, lãng phí về vốn và tài sản.

Do tính chất của ngành nghề kinh doanh, nhất là trong nhiệm vụ kinh doanh, phân phối hàng chính sách có những đặc thù riêng nên cần có những biện pháp bảo hộ lao động cho các Cửa hàng, cán bộ công nhân viên thường xuyên tiếp xúc với dầu, phân bón hóa học…

Công ty cần đầu tư, và có kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, loại trừ bớt những phương tiện vận chuyển đã quá cũ, kho bãi xuống cấp một cách nghiêm trọng để giảm chi phí sửa chữa bảo dưỡng hàng năm. Chi phí này rất tốn kém mà không hiệu quả.

Để hoạt động kinh doanh thật sự hiệu quả, cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kênh phân phối hàng hóa hiện tại của Công ty, nhất là việc mở rộng, nâng cấp hệ thống một cách đúng mức.

Công ty nên có kế hoạch chuyển đổi sang hình thức kinh doanh khác cho các cửa hàng kinh doanh không hiệu quả như chuyển qua làm các đại lý xăng dầu, xây nhà nghỉ, nhà hàng…phát huy tiềm năng du lịch của các huyện.

Cần xây dựng hệ thống quản lý tài chính một cách có hiệu quả, thông qua các khoản thu chi để nắm bắt về thực trạng, tác động và hoàn thiện công tác

quản lý tài chính, có tính toán và thống kê hàng tháng, năm tránh tình trạng lãng phí, thất thoát.

Để sử dụng tài sản cố định một cách hiệu quả thì nhân tố con người là đặc biệt quan trọng. Chính vì thế Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ cần làm tốt việc quản trị nhân lực từ khâu tuyển mộ, tuyển chọn đến việc đào tạo và sử dụng nhân lực một cách tốt nhất.

Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn của công ty trong những năm đầu thực hiện chuyển đổi hình thức hoạt động, mặc dù có những khó khăn trước mắt tuy nhiên nhận thấy đây là hướng đi đúng giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kì mở cửa hơn lúc nào hết của nền kinh tế đất nước cũng như nên kinh tế của Tinh Phú Thọ. Hiểu rõ được những khó khăn và thách thức cũng như cơ hội của mình. Toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Thương mại Miền Núi Phú Thọ đồng lòng xây dựng công ty phát triển ngày càng lớn mạnh. Vì lẽ đó công ty đề ra phương hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn sắp tới.

Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010:

Phối hợp chỉ đạo đơn vị tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn được vốn, quản lý chặt chẽ, thực hiện nghĩa vụ ngân sách đầy đủ, luôn tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động, đời sống của công nhân viên chức – lao động dần được cải thiện và nâng cao.

Tận dụng những ưu thế hiện tại để giữ vững thị phần, tiếp cận và khai thác thị trường một cách tốt nhất, củng cố và nâng cao mạng lưới phân phối trong các huyện một cách năng động và hoạt động có hiệu quả.

Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, chuyển đổi một cách căn bản và phù hợp với các loại hình kinh doanh để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu nhất của nhân dân miền núi. Giữ vững và phát triển cơ cấu, số lượng các mặt hàng chính sách mà tỉnh và huyện giao cho như: muối Iốt, dầu hỏa, phân bón hoá học…

Bồi dưỡng nâng cao tư tưởng chính trị và nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ toàn công ty.

Tạo ra môi trường văn hóa doanh nghiệp tốt và một cơ chế thông thoáng hơn cho các hoạt động kinh doanh.

Cắt giảm các chi phí không cần thiết: như chi phí văn phòng, chi phí khấu hao tài sản, chi phí thuế đất… và các chi phí khác liên quan đến việc giải quyết các tồn đọng còn lại trước khi cổ phần.

Xây dựng cho bằng được một nền tài chính của Công ty rõ ràng trong sạch, công khai minh bạch hoá, làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư và tạo dựng lòng tin, chữ tín đối với các tổ chức tài chính tín dụng, luôn đáp ứng yêu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua tiến trình cổ phần hoá Công ty sẽ huy động được nguồn vốn xã hội bao gồm: vốn của cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài doanh nghiệp để công ty tái đầu tư, đổi mới công nghệ để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w