Triết luận và những hình tuợng tượng trưng ý nghĩa về nhân dân –

Một phần của tài liệu 219295 (Trang 50 - 112)

ngun sc mnh ca dân tc.

Trên cái nền của hiện thực chiến tranh, của đời sống chiến trường thơ Thanh Thảo đã cất lên tiếng nói mang sắc thái trí tuệ, chính luận riêng của mình tiếp nối khuynh hướng tăng cường chất trí tuệ chính luận trong thơ hiện đại Việt Nam. Trong các trường ca của Thanh Thảo, chất trữ tình không phải là phẩm chất duy nhất. Nếu gạt bỏ chất chính luận khi viết về

nhân dân trong các tác phẩm của Thanh Thảo tức là làm hạn chế một phần

đáng kể sức mạnh nghệ thuật của thơ. Tuy nhiên, khi nói về chất trí tuệ

chính luận trong hình tượng nhân dân của thơ Thanh Thảo cần phải hiểu đó là thứ chính luận không tách rời cảm xúc, một thứ triết luận đã được "thơ

hóa" không xa rời những đặc trưng thẩm mỹ của thơ.

Sự độc đáo của Thanh Thảo bộc lộ rõ trong những suy tư về nhân dân. Không chỉ hình dung nhân dân qua những con người, số phận cụ thể, nhà thơ còn phác hoạ chân dung nhân dân ở tầm triết luận, từđó ý thức sâu sắc về sức mạnh của nhân dân. Từng trang thơ của anh không chỉ dừng lại

ở việc miêu tả, tái hiện mà còn có ý thức khám phá, phát hiện bộc lộđộ sắc sảo, chiều sâu nhân bản khi viết về nhân dân, nói như Chế Lan Viên là phát

giác sự việc ở bề chưa thấy, ở cái bề sâu ở cái bề sau, ở cái bề xa.

Thanh Thảo đã suy ngẫm về nhân dân trong những hình ảnh khái quát mang ý nghĩa biểu tượng. Không cao giọng như cái tôi sử thi thiên về

quả tất yếu của một quá trình dấn thân, tìm hiểu, đúc kết để hiểu con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người Mồ hôi vã một trời sao trên đất

Trời sao lặn hóa thành muôn mạch nước Chảy âm thầm chảy dọc thời gian

(Những người đi tới biển) Nếu các vị thần là nguồn cảm hứng nuôi dưỡng thần thoại thì nhân dân một lần nữa trở thành cảm hứng nuôi dưỡng trường ca của Thanh Thảo. Trong chiều dài của thời gian đằng đẵng, trong chiều rộng của không gian mênh mông, ở mỗi một thời điểm nhất định, Thanh Thảo đều có những cảm nhận sâu sắc về nhân dân.

Đó là nhân dân vất vả khởi lên từ phù sa, từ thuở mang gươm đi mở

cõi trải bao khó khăn gian khổđể làm người.

Nhân dân tôi khởi lên tự phù sa vất vả Từ điệu múa hồn nhiên trên vách đá

Người mang gươm đi mở nước đến bây giờ

(Những người đi tới biển) Nhân dân chính là những người khai phá đầu tiên trong hàng vạn năm qua, trong lặng im bí mật, trong lãng quên để cho đất định hình. Thời gian chuyển dời náo động tựa phù sa, những đợt sóng đời họ đã xô ngược về biển cả, bao nhiêu xác thân đã rã tan trong nước mặn vô tình, không một chén rượu rưới lên mồ... nhưng đất nước đã dài theo bàn chân họ.

vang uy nghiêm tiếng tù và mở cõi bao nhiêu trứng Âu Cơ về cuối đất này

đất trằn lên và xoè mạnh đôi tay

bạt hết những cánh rừng nguyên thuỷ

(Những người đi tới biển) Bắt đầu từ những người lính thú, bắt đầu từ dân lậu tay nải đựng vài

lon lúa lon ngô, cây rựa phát rừng, ngọn mác hình thú dữ, họ đi dần về

phương Nam, lấn từng tấc đất sống còn. Trong gian khổ, họ từng bước trưởng thành.

Có bậc thầy tay không bắt rắn Có bậc thầy gài bẫy sập heo rừng Có bậc thầy biết luồng cá dưới sông Có bậc thầy ăn ong bậc thầy đâm sấu họ sống lẫn mặt trời bóng tối

Cảm hết các mùa thay đổi trên da qua dòng sông nghe giọng nói rừng già Trông sắc mây tính ngày mưa nắng

(Những người đi tới biển) Từđiệu múa hồn nhiên trên vách đá, nhân dân đã sáng tạo ra văn hóa dân gian.

Nhịp chày ba giã gạo sáng trăng Buông giọng hò ca bay phất phưởng Răng hạt na thắt lưng hoa lý

tiếng trống truyền trong đường gân mạch máu Còn dồn dập nơi cổ tay.

Nhân dân chính là người mang trong mình một sức sống diệu kỳ qua

bao tai ương cứ dội xuống theo mùa rất mãnh liệt mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hiểu hết:

mãi mãi sống còn hỡi nhân dân tôi

người mãnh liệt hơn cả ngàn truyền thuyết

Dẫu ai được ngàn lần tái sinh cũng không sao hiểu hết Tấm lưng trần kia mang nặng những gì

Khả năng liên tưởng của Thanh Thảo thật phong phú. Ví nhân dân với sức mạnh của ngàn truyền thuyết, nhà thơ đã tạo những bất ngờ trong mối liên hệ đem đến cho hình tượng nhân dân một sắc thái mới. Dường như được soi mình vào nhân dân, Thanh Thảo đã nhìn ra cái vô cùng lớn lao của nhân dân.

Để tăng cường chất trí tuệ cho hình tượng thơ, Thanh Thảo khi triết luận về nhân dân thường so sánh nhân dân với bà mẹ.

Và cứ thế nhân dân thường ít nói như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời và cứ thế nhân dân cao vòi vọi

hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời ...

Đất nước tôi khi đứng dậy làm người

là đứng theo dáng mẹ

Không đơn giản chỉ là bà mẹ hiện thân của lam lũ vất vả, nhọc nhằn thầm lặng hi sinh, hình ảnh người mẹ lặng lẽ suốt đời trong thơ Thanh Thảo đã trở thành biểu tượng về cội nguồn sự sống của sức mạnh tinh thần dân tộc:

Chính mẹ đẻ ra anh hùng và truyền thuyết Từ túp lều lợp lá lợp tranh

cắt cuống nhau bằng lưỡi liềm bàn chân thô quanh năm bùn lấm chưa một lần ướm qua sử sách

Xây dựng hình ảnh người mẹ như là biểu tượng của nhân dân - một biểu tượng vừa gần gũi, thân thương, vừa biết bao kỳ vĩ - đó là tài năng và sâu xa hơn là tình cảm gắn bó máu thịt, là tình yêu thiết tha, sâu sắc của Thanh Thảo đối với quê hương, đất nước.

Để khẳng định sự bất tử của nhân dân, trong trường ca của mình, Thanh Thảo có xu hướng sử dụng nhiều hình ảnh thơ trực tiếp từ cuộc sống: đất, sóng, gió.... Đây là những chất liệu "thô sơ" để tạo thành các trường ca của anh nhưng nó cũng là những điểm sáng lung linh mang chiều sâu nghĩ suy và triết luận.

Đứng dậy từ đau thương nên nhân dân là những con người anh dũng quật cường mang sức mạnh của gió, của rừng, của mặt đất.

Đất nước đi hết thảy con người

Bóng họ toả mênh mang ngày nắng gắt Họ đi như gió, họ đứng như rừng Lúc nằm xuống họ hóa thành mặt đất

Với Hữu Thỉnh, dòng suối tượng trưng cho sự âm thầm, nhẫn nại, cần mẫn của nhân dân góp phần tạo dựng Tổ quốc:

Suối cứ thế âm thầm nuôi biển lớn Cứ âm thầm chảy xiết với thời gian

(Đường tới thành phố)

Thanh Thảo trong trường ca Những người đi tới biển đã mượn hình

ảnh đất để nói về sức mạnh trường tồn của nhân dân:

Những cơn bão đi qua nén thành dấu vết

Đất nằm im như chết

Có bao giờ đất chết đâu anh

Trong hình ảnh của đất vừa có ý nghĩa cụ thể - nơi con người có thể

tồn tại, sinh hoạt - vừa có ý nghĩa tượng trưng - sức mạnh tinh thần bền vững của con người, tấm lòng chung thuỷ của nhân dân.

Ta sống cùng nhân dân chết giữa nhân dân Rất yên ổn mầm cây thở chìm trong đất

Trải qua bao tai ương, bão táp đất vẫn kiên trung đứng lên khẳng

định chân lý và độc lập tự do cho cuộc đời.

Đây mùa đồng khởi những mái nhà

Ngày giải phóng những bông hoa

Đây cuộc vùng lên của bùn đất

Gió mát dọc bờ kinh

Sức bền của đất chính là sức bền của nhân dân.Từ những gì vô danh giản dị và rộng lớn bao la đến những gì cao cả vĩ đại nhất đều thuộc vềđất

đai Trong lòng mẹ đất có truyền thống dựng nước, giữ nước bất khuất, có sự thuỷ chung, nhân hậu, nghĩa tình không bao giờ vơi cạn nâng niu, nuôi nấng ý chí, khát vọng của mỗi người.

Máu của đất

Giọt nước nào đã khơi sự đời ta

Có thể nói, đến Thanh Thảo qua hình tượng đất “ cái điệu thơ thâm trầm, cái nhịp hành khúc ngầm của hiện thực đã được thể hiện với một nghệ thuật khá điêu luyện" [I.13] Sự trầm tĩnh trong giọng điệu kết hợp cách khai thác cảm xúc đến tận cùng nhằm đẩy nhanh tứ thơ qua hình tượng khái quát giàu chất suy tư triết lí đã tạo nên vẻ đẹp riêng trong cảm nhận của nhà thơ về nhân dân.

Với trường ca Những ngọn sóng Mặt trời , sức mạnh bất tử của nhân dân còn được Thanh Thảo đào sâu thêm, thể hiện độc đáo hơn qua hình tượng biển và hình tượng ngọn sóng vừa hữu hình, vừa vô hình chết rồi lại tái sinh. Qua hình tượng con sóng, nhà thơ đã khẳng định "Nhân dân là trường tồn, là muôn đời, là vĩnh hằng bất diệt sức mạnh của nhân dân là vô tận dẫu có dò tận đáy cũng vô ích không tài nào hiểu hết vì nó tự sinh ra, mất đi rồi lại tái sinh mãi mãi”[II.35].

Đã bao lần xuống biển lên trời rồi trở lại Đã cháy khô tới giọt cuối cùng

Tràn trề như thể chưa từng cạn vơi Dò tận đáy cũng xong thôi

Nhưng vô ích. Sóng có đời nào yên Ngàn con sóng chết cuối đêm

Sinh ngàn con sóng trước thềm rạng đông

Đẩy thuyền, lật thuyền dễ không

Mát mềm mài đá, đá mòn thấu xương

(Những ngọn sóng Mặt trời) Sóng chính là sức sống kỳ diệu, mãnh liệt, vĩnh hằng của nhân dân qua nghìn năm lịch sử. Sóng không hề lẻ loi đơn độc từng ngọn mà thường là những đợt sóng, ngàn con sóng, lớp lớp muôn đợt sóng, vỗ vào bờ cát dữ

dội, cuồn cuộn. Những lớp sóng ấy là những nghĩa sĩ Cần Giuộc trong buổi bình minh chống Pháp, là những du kích Ba Tơ, là tập thể anh hùng và cá nhân anh hùng đã không tiếc đời mình, hy sinh để bảo vệ mùa xuân cho đất nước. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà cả hai trường ca Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ của mùa xuân lại mang tên chung Những ngọn sóng

mặt trời. Cũng không phải vô cớ mà trong trường ca này "trong tổng số hai mươi sáu lần nhà thơ viết về hình tượng sóng thì tới mười bốn lần song mang nghĩa biểu trưng" [III.46].

Cảm nhận được ý nghĩa phong phú, sâu xa về sóng, Thanh Thảo qua

đó trình bày những cảm xúc, tư tưởng của mình về nhân dân theo chiều dài lịch sử. Nhà thơ đã dựng lên bức tượng đài kỉ niệm nhân dân hùng vĩ sừng sững giữa trời bằng vật liệu đặc biệt:

Bùn và máu

Đêm đêm

Trên đỉnh sóng bập bùng lửa đuốc

Thoát khỏi hình hài con sóng của tự nhiên, hình tượng sóng ngọn lửa

nước rực cháy đã trở thành ngọn sóng mang sức bền của đất - sự bền bỉ

vĩnh hằng của nhân dân - chói chang ánh mặt trời.

Không ngập ngừng Từ biển và từ núi

Những ngọn sóng mặt trời

"Bằng hình tượng sóng, Thanh Thảo chẳng những nói lên được hình thái tồn tại vĩnh hằng mà còn nói được cả hình thái thể hiện sức mạnh khôn cùng của nhân dân đồng thời gửi gắm niềm tin vô bờ của họ" [II.35]. Qua

đó người đọc có thể nhận ra một Thanh Thảo phóng khoáng, tài hoa màgiàu suy tư. Những suy nghĩ đó của nhà thơ đã làm phong phú thêm tư

tưởng nhân dân trong văn học.

Hóa thân vào những nhân vật trữ tình khác nhau để tìm về cội nguồn lịch sử từđó dựng lên hình tượng nhân dân vừa bình dị lại vô cùng vĩ đại là hướng tìm tòi mới trong cách thể hiện của Thanh Thảo. Lấy "tư tưởng - cảm xúc" làm chỗ dựa chính khi viết về nhân dân nên trong hành trình tìm về với lịch sử ở mỗi thời điểm nhất định, các biến cố lịch sử: khởi nghĩa Cần Giuộc, khởi nghĩa Ba Tơ... trở thành đối tượng cảm nghĩ hơn là đối tượng miêu tả. Bao giờ cũng vậy, trước lịch sử, Thanh Thảo lúc nào cũng muốn nói lên được những suy nghĩ tận cùng nhất của mình về nhân dân. Có lúc, cái tôi nhập cuộc Thanh Thảo bộc lộ suy nghĩ trong tiếng hát của người hát rong, lời độc thoại của tướng quân Trường Định, lời tâm sự của người tù, người du kích... và từ đó, hình tượng nhân dân hiện lên lung linh sống

ca không chỉ bày tỏ mà còn khơi gợi, không chỉ tái hiện mà còn nâng lên tầm triết luận. Khi anh nghĩ về những người nghĩa sĩ xa xưa, về nhà thơ

Nguyễn Đình Chiểu, Cao Bá Quát hay chạm khắc chân dung những con người hôm nay (địa hình), đều như muốn gửi gắm một tâm tình, như muốn lay động ở người đọc một cảm nhận mới mẻ.

Viết hay và độc đáo, phát hiện nhiều điều mới lạ về nhân dân là điều Thanh Thảo tâm huyết. Tuy nhiên, không phải lúc nào Thanh Thảo cũng

đạt được ý muốn của mình. Để hình tượng nhân dân trở nên hoàn hảo, sắc nét, sống động, Thanh Thảo rất chú ý đến vai trò của việc khắc hoạ chân dung dựa trên cơ sở là người thật, việc thật. Nhưng do quá chú ý điều đó nên nhiều chân dung vẽ quá sơ sài, liệt kê máy móc khô cứng, thiếu chất trữ tình bay bổng và sự phóng thoáng cần thiết của trường ca. Vấn đề then chốt của sáng tạo thơ ca là nhà thơ phải sáng tạo ra một quan niệm thẩm mỹ mới về con người và cuộc đời chứ không chỉ đơn giản là việc miêu tả

hiện thực mới. Vì vậy, trong đời sống thơ từ sau 1975 đến nay, Thanh Thảo với những sản phẩm tinh thần đã có vẫn là một gương mặt tiêu biểu. Với anh thơ không chỉ là lời nói phát ra mà còn là tiếng vọng sau đó. Và anh, trên mỗi chặng sáng tác của mình sẽ không ngừng tìm tòi những biểu hiện mới để thơ mãi mãi âm vang.

Với quan niệm "Hình thức chính là sự biểu hiện nghệ thuật riêng biệt của từng nghệ sĩ", thì việc xây dựng thành công những hình tượng thơ

mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa bằng cảm xúc trữ tình mãnh liệt và khả

năng tổng hợp khái quát cao đã là một sự sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo.

Chương III: Hình tượng người chiến sĩ và mối quan hệ độc đáo giữa hình tượng nhân dân và chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo

Giống như các nhà thơ cùng thời, trước khi là nhà thơ, Thanh Thảo

đã là một người lính sống hoà mình vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Hình tượng người chiến sĩ và hiện thực lớn lao sôi động của những năm tháng chiến tranh ác liệt đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của nhà thơ. Là người từng nếm trải mọi khó khăn khốc liệt của chiến tranh, hiểu người lính đến tận cùng xương thịt, Thanh Thảo nhận ra rằng thơ không thể thoát li cuộc sống. Thơ phải bắt đầu từ những gì nhỏ bé nhất, thực nhất về con người mình, đất nước mình, Tổ quốc mình. Thơ không chỉ đưa ru, thơ không phải là “những bó hoa mang tới chúc tụng” mà phải là những rung động của đời. Cũng giống Hữu Thỉnh đã nhân danh thế hệ

mình “ Đừng viết về chúng tôi như cốc chén trên bàn – Xin hãy viết như

dòng sông chảy xiết”, Thanh Thảo đã dành những câu thơ chân thật nhất, hay nhất để viết về người lính với tất cả sự trân trọng, yêu mến, đồng cảm, sẻ chia. Sự chân thành đến tận cùng thấm đẫm trong các tác phẩm thơ và trường ca của Thanh Thảo là cảm nhận đầu tiên nhất quán của người đọc

Một phần của tài liệu 219295 (Trang 50 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)