Biến đổi các yếu tốc ấu tạo của từ láy

Một phần của tài liệu 219178 (Trang 51 - 54)

Khảo sát các từ láy trong một số tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy khi xuất hiện trong các ngữ cảnh khác nhau, các từ láy này không hoàn toàn giống với hình thức của chúng trong từđiển. Nghĩa là đã có sự biến đổi các yếu tố cấu tạo của các từ này.

1. Biến đổi về mặt ngữ âm

Một yếu tố quan trọng để cho từ láy có giá trị biểu đạt cao chính là âm điệu. Sự hòa phối nhịp nhàng về mặt âm thanh tạo cho từ láy khả năng có thể diễn tả được tất cả các đặc điểm của đối tượng được đề cập. Theo cơ chế láy, từ láy phải tuân thủ

theo quy luật thanh điệu mới được coi là những từ láy thật sự, đó phải là những từ

trong cùng một nhóm thanh: huyền – ngã – nặng và ngang - sắc - hỏi. Nhưng trong thực tế vẫn có rất nhiều từ được tạo ra không theo quy luật thanh điệu như trên vẫn

được xem là từ láy và trường hợp này xuất hiện không ít trong những TN của Nguyễn Ngọc Tư.

Từ láy ngời ngời có nghĩa gốc là ngời lên ánh sáng và vẻđẹp rực rỡ nhưng tác giả đã dùng trong miêu tả hành động chạy “Hôm đi Ba Thàn còn cầm cây rượt nó chạy ngời ngời(Cải ơi!) và người MN thì thường dùng từ chạy cời cời tức là chạy nhanh, không nhìn lạichớ không dùng ngời ngời. Như vậy ởđây có thể đã có sự biến

đội phụ âm từ phụ âm /k/ sang phụ âm /ng/ tạo nên một kết hợp mới không dùng với nghĩa gốc mà chủ yếu là dựa vào từ NB thường dùng để tạo ra từ dùng sáng tạo. Tuy nhiên ngay cả từ cời cời cũng không có trong từ điển tiếng Việt chỉ có nghĩa cời thứ

nhất là cây gạt vật dụng bằng que để khơi thông hoặc lấy từ bên trong ra, chúng ta hay nói “cời than trong bếp; nghĩa thứ hai dùng để chỉ thóc, lúa có hạt lép, xấu; nghĩa thứ

ba là (nón) rách mướp, xơ ra.

Từ láy lênh đênh: trôi nổi vô sinh trên mặt nước rộng, không biết đi tới đâu, trong truyện Nhớ sông có câu “sống cuộc đời lênh đênh”, “đám cháu chít của mình rồi sẽ chẳng phải chịu lênh đênh”. Nhưng có câu tác giả dùng là “cả nhà dắt díu nhau

linh đinh sông nước”. Từ láy linh đinh này cũng có nghĩa như lênh đênh nhưng nó không được dùng phổ biến như từ láy lênh đênh. Chỉ với sự thay đổi về nguyên âm /e/ thành nguyên âm /i/ đã có một từ khác, dùng không trùng lặp tạo nên sựđa dạng về từ

ngữ.

Khi dựa vào sự biến đổi về thanh điệu, Nguyễn Ngọc Tư cũng đã dùng rất nhiều từ cùng nghĩa nhưng không trùng lặp như từ từ láy xao xác thêm thanh sắc ở từ

xao có từ xáo xác đều chỉ về trạng thái rối loạn, nhớn nhác xao động cả không gian vắng lặng, khi thì dùng từxao xác nói về tiếng động “tiếng gàu tát nước cọ vô xuồng

xao xác” khi thì được dùng để nói về ý định “ ngay cả ý định ngồi dậy cũng xao xác

tan mau” và khi thì dùng để chỉ tâm trạng “và những cái thở dài xáo xác như lá rụng hoa rơi”.

Từ láy lựng bựng không có trong từ điển từ láy tiếng Việt chỉ có từ lựng khựng có nghĩa là dáng đi chậm chạp khó khăn với những bước đi không đều. “Dì Thấm cứ lựng bựng không biết đứng đâu ngồi đâu”. Như vậy từ láy lựng khựng là cơ

sở cho ta có thể kết luận rằng từ láy lựng bựng được tạo ra trên cơ sở biến đổi từ phụ

âm /kh/ sang phụ âm /b/. Sự biến đổi này không mang theo nghĩa, từ lựng bựng đã

được dùng với nghĩa chần chừ chưa biết phải quyết định thế nào cho phải.

Người MN thường dùng từ láy lủ phủ để nói về số nhiều, thường nói “đồ đạc gì mà lủ phủ” nhưng khi tác giả nói về số nhiều thì lại dùng với từ láy lủ khủ. Như

vậy ởđây cả hai từ đều là từ dùng của người NB và cả hai đều phổ biến ở một số nơi khác nhau nhưở Vĩnh Long, Trà Vinh hay dùng lủ khủ còn ở Kiên Giang và một số

vùng lân cận khác hay dùng lủ phủ nên khó có thể xác định được từ nào là biến âm nhưng vẫn có thể kết luận có sự tương đồng giữa phụ âm /x/ và /f/.

Trong từđiển từ láy tiếng Việt không có từ láy lầm lùi mà chỉ có lầm lì, lầm lụi lầm lũi nhưng tác giả dùng từ lầm lùi để chỉ tư thế, hình dáng “ ngoái nhìn về

phía cha và thấy ông lầm lùi đằng xa”. Đây là một từ láy mới được sáng tạo trên cơ sở

biến đổi thanh điệu và nguyên âm. Từ láy này mang nghĩa khái quát hơn vì nó là sự

tổng hợp của từ tố cơ sở lầm lùi nó vừa diễn tả được dáng đi lặng lẽ vừa có cảm giác xa dần khi càng ngày càng cách xa.

Chưng hửng là động từ chỉ tình trạng ngẩn ra, có cảm giác hẫng hụt vì bị

mất hứng thú, mất hy vọng một cách đột ngột. Từ này đặc biệt được sử dụng đa số ở

MN đã biến đổi phụ âm thành chẩng hẩng trong câu “Cô Ba chẩng hẩng”để tạo ra một từ mới theo cách dùng của Nguyễn Ngọc Tư trong tập truyện Cánh đồng bất tận.

Bằng khả năng dùng từ láy theo những biến đổi ngữ âm một cách khá nhuần nhuyễn, Nguyễn Ngọc Tư đã đóng góp vào kho tàng từ láy tiếng Việt một số

lượng không nhỏ những từ láy mới và làm phong phú số lượng từ láy trong ngôn ngữ

NB.

2. Biến đổi về mặt ý nghĩa

Trong tác phẩm này Nguyễn Ngọc Tư dùng những từ láy không như nghĩa vốn có tạo cảm giác lạ lẫm và hấp dẫn cho người đọc, đồng thời sáng tạo những trường hợp sử dụng đặc biệt.

Từ láy héo hắt có nghĩa là ở trạng thái héo tàn, khô kiệt không còn sức sống.Thường nói “ruột ran héo hắt vì thương nhớ”. Tác giả dùng từ láy này để chỉ nụ

cười “cười héo hắt”, sự chuyển nghĩa ở đây đã diễn tả được tâm trạng của con người qua một nụ cười không có sức sống, yếu ớt cho thấy nổi đau đã được thể hiện qua nụ

cười. Cười biểu hiện của niềm vui nhưng nụ cười này đã không còn tươi nguyên đang mất dần sức sống thường chúng ta quen với cười ha hả, cười khà khà, cười hề hề chứ

không có “cười héo hắt”. Đó là tâm trạng bất cần đời của Diễm Thương trong truyện

Cải ơi, sống đơn độc không cha mẹ khi tìm thấy được người che chở thì bị cha mẹ

người ấy khinh khi. Một cô gái xinh đẹp như cô phải được sống hạnh phúc nhưng cuộc

đời trớ trêu lại đẩy cô vào bùn nhơ cuộc đời nên chỉ cần qua cách miêu tả nụ cười bằng từ chỉ tâm trạng bên trong trực tiếp, không đi vào phân tích tâm lý tính cách nhưng ta

vẫn có thể biết được hoàn cảnh số phận và tâm trạng của nhân vật qua hình thức nghệ

thuật.

Ngoa ngoắt là lắm mồm đến mức quá quắt. Trong truyện Nguyễn Ngọc Tư

dùng để chỉ về “những cánh đồng ngoa ngoắt đổi thay” nghĩa của từ ởđây đã bị biến

đổi không như nghĩa ban đầu nhưng vẫn có sự tương đồng ở mức độ cao. Ởđây muốn nói về sự thay đổi quá nhanh chóng đến mức vượt quá sự suy nghĩ không tưởng đến và

đó cũng là thực trạng chung của vùng đất này nơi ngày xưa hơn 90% dân số sống bằng nghề nông nhưng xã hội đã đổi thay kéo theo những sự thay đổi đến chóng mặt và nhanh chóng của cả con người và vùng đất nơi đây theo những chiều hướng khác nhau.

Cườm cườm là từ láy không có trong từ điển TV, ở đây được dùng trong trường hợp sau “bữa đó nhậu cườm cườm” theo suy nghĩ của người NB có thể hiểu

đồng nghĩa với từ láy sương sương là ở mức độ nhẹ, từ này chỉđược dùng ở MN để

chỉ trạng thái ban đầu lúc chưa say, chỉ mới bắt đầu được giây lát thì dừng lại. Đây là một từ láy mới đặc sệt NB.

Thoi thót: lác đác, thưa thớt bay qua với vẻ mệt mỏi, Nguyễn Du có câu “chim hôm thoi thót về rừng”. Trường hợp tác giả dùng là “một hòn máu thoi thót”đã không mang nghĩa của bản thân từ này mà được dùng với nghĩa chỉ sự yếu ớt của một sự vật bé nhỏ cần được che chở.

Thắc thỏm = thấp thỏm chỉ trạng thái lo lắng khi phải chờđợi một điều gì sẽ đến . “Nó cứ thắc thỏm mổ cái mỏ vào mấy nan tre”. Từthắc thỏm ở đây đã được dùng với nghĩa khác để chỉ hành động của một con vật nó không còn là trạng thái tâm lý của con người.

Chênh vênh là từ láy dùng để chỉở thế cao mà trông không có chổ dựa, dễ

mất thăng bằng trông không vững. Câu tác giả dùng là “nắng vẫn chênh vênh đeo ngoài cửa sổ”, từ nghĩa dùng để chỉ tư thếđược dùng với nghĩa chỉ tính chất của một hiện tượng tự nhiên.

Hung hãn có nghĩa tỏ vẻ hung dữ, sẵn sàng gây tại họa cho người khác bằng hành động tàn ác, thô bạo giờ đã được dùng với nghĩa chỉ một hiện tượng tự

nhiện “mùa hạn hung hãn”. Nói về tính chất dữ dội của cái nắng ở vùng NB vào mùa khô.

Quắt queo là từ chỉ trạng thái bị teo dúm lại, nhỏ hẳn đi vì khô héo, gầy mòn. Tác giả đã dùng từ này trong trường hợp khi nói về tâm trạng “làm cho lòng bà

quắt queo tàn héo”. Đây chính là tâm trạng của cô đào Hồng trong truyện Cuối mùa nhan sắc suốt đời cứ chờ đợi vô vọng một người không trở về. Từ một từ chỉ trạng thái thường là nói về cây cối Nguyễn Ngọc Tư dùng lại với nghĩa chỉ về tâm trạng, như thế mới đủ sức diễn đạt hết nỗi đau đớn của người đàn bà đáng thương này.

Nghĩa của từ láy có vai trò rất quan trọng trong khi thực hiện chức năng miêu tả và thể hiện, chính vì sự quan trọng này mà Nguyễn Ngọc Tư luôn có ý thức sử

dụng những từ láy theo nghĩa phù hợp với ngữ cảnh, nhưng những nghĩa này đã được biến đổi phù hợp hơn theo ý đồ sử dụng của tác giả và phù hợp với cách nói, cách hiểu

của người địa phương. Những nghĩa của từ láy được dùng đã góp phần không nhỏ

trong việc thể hiện tính cách nhân vật trong tác phẩm tạo được sựấn tượng trong lòng người đọc.

3. Biến đổi về mặt cấu tạo

Từ láy có khả năng biến đổi rất phức tạp không chỉ biến đổi về ngữ âm và ý nghĩa mà còn biến đổi về mặt cấu tạo bởi vì kết cấu của từ láy từ lâu được xem là rất lỏng lẻo nên có thể dễ dàng có những biến đổi phù hợp vì vậy mà số lượng từ láy không ngừng tăng lên. Sau đây là những biến đổi về mặt cấu tạo của những từ được dùng trong tác phẩm.

Từ láy iu ấp không có trong từ điển TV chỉ có ấp iu với nghĩa là ấp ủ và nâng niu trong lòng. Bằng cách đảo cấu tạo từ Nguyễn Ngọc Tư dùng từiu ấp với tác dụng nhấn mạnh hành động và tăng cường khả năng biểu hiện tình cảm hơn từấp iu .

Từ trụi trơcũng không có trong từđiển mà chỉ có trụi lủi tức là trụi nhẵn

đến mức trơ ra và trụi trơn tức là hết sạch trơn không còn gì cả. Nhưng ởđây tác giả

dùng là “trụi trơbộđồ đang mặc”. Và thường người ta quen với từ láy trơ trụi nhưng

đã có sự biến đổi trật từ từ trước sau tạo ra một từ mới với tác dụng nhấn mạnh sự sạch trơn không còn gì cả.

Từ láy được tạo ra từ một hình vị láy và một hình vị cơ sở và có sự hài hòa về âm và về nghĩa nên cấu tạo của nó tùy thuộc rất nhiều vào từ tố cơ sở và từ tố láy, hơn nữa từ láy rất quan trọng về mặt hài hòa ngữ âm và ngữ nghĩa. Chính vì vậy mà cấu tạo của từ láy khá lỏng lẻo, đôi khi chỉ cần đảm bảo được một trong hai từ tố là một từ tố láy và có sự hài hòa về âm và nghĩa đều được xem là từ láy. Tận dụng cơ chế

này Nguyễn Ngọc Tưđã sáng tạo những từ láy mới bằng cách đảo trật từ các từ tố một cách tự nhiên và rất phù hợp với từng ngữ cảnh.

Một phần của tài liệu 219178 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)