Ngôn ngữ lập trình Visual Basic

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm đặt và trả phòng của khách sạn Bằng Giang (Trang 33 - 36)

2.4.1. Giới thiệu chung

Visual Basic là sản phẩm ngôn ngữ lập trình trong bộ Visual Studio là ngôn ngữ lập trình đa năng dùng để phát triển phần mềm, giải quyết nhiều bài toán khác nhau. Nó là sự kế thừa của ngôn ngữ Basic chạy trên MSDOS trước đây.

- Kế thừa mọi đặc điểm của ngôn ngữ Visual Basic nên rất quen thuộc với lập trình viên. - Lập trình tạo ra các ứng dụng trong môi trường Window là ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện cho phép lập trình hướng đối tượng và xây dựng ứng dụng chạy trên Internet.

- Cung cấp nhiều công cụ điều khiển có sẵn để hỗ trợ lập trình viên nhất là trong lập trình cơ sở ứng dụng độc lập.

- Cung cấp khả năng lập trình có tính trực quan rất cao và có tính lôgic chặt chẽ ở mức đọ vừa phải và rất dễ dàng học tập và thành thạo

- Các phiên bản của Visual Basic ra đời phiên bản Visual 6.0

- Yêu cầu tối thiểu của hệ thống cài đặt Visual Basic là: Pentum 200, Ram 16 Mb, Hệ điều hành Window 98.

2.4.2. Các thành phần của dự án Visual Basic

- Khái niệm dự án: Dự án là sản phẩm phần mềm được tạo ra bởi những lập trình nó có thể hoạt động như một ứng dụng độc lập trong môi trường Window.

- Các thành phần của một dự án:

+ Form( Giao diện): Là các màn hình giao tiếp thực hiện các chức năng của dự án phần mềm. Trên form là các đối tượng do lập trình viên thêm vào khi thiết kế.

+ Report ( Báo cáo): Là sản phẩm đầu ra của dự án phần mềm, là kết quả của quá trình xử lý tổng hợp, phân tích và thống kê dữ liệu, các báo cáo có thể được thiết kế bằng công cụ có sẵn hoặc bởi một phần mềm chuyên dụng khác.

+ Cơ sở dữ liệu: Là nơi chứa các dữ liệu đầu vào hay đầu ra của dự án phần mềm, nó được tạo ra và quản lý bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, có thể là: Foxpro, Access hay SQL server và được liên kết khai thác sử dụng thông qua các công cụ của Visual Basic. + Class Module (Thư viện): Là tập hợp các hàm hay thủ tục để thực hiện một hàm nào đó có thể được chia sẻ, kế thừa, sử dụng giữa các mục chức năng của dự án hay giữa các dự án khác nhau.

-

* Xây dựng hệ thống menu cho dự án

- Nguyên tắc chung để thiết kế menu như sau:

+ Về mặt từ ngữ: Mỗi một thực đơn phải có tiêu đề rõ nghĩa( bằng tiếng việt có dấu), các từ mục phải mô tả rõ về chức năng sẽ được thực hiện.

+ Về mặt tổ chức: Thường phân nhóm các thực đơn thuộc cùng một nhóm các chức năng vào những mục riêng.

+ Về kích thước và hình thức: Số lượng các mục lựa chọn trên menu không nên vượt quá chiều dài của màn hình và có thể sử dụng menu nhiều cấp để thay thế cho các menu quá dài, nếu có thể nên định nghĩa phím tắt cho các mục lựa chọn tạo thuận tiện khi sử dụng.

+ Chỉ hiển thị các thực đơn tương ứng với trách nhiệm và quyền hạn của mỗi người dùng, nên làm ẩn những thực đơn không thuộc quyền hạn.

* Thiết kế Form chức năng trong dự án. - Nguyên tắc thiết kế Form:

Tên dự án

+ Khuôn dạng của màn hình nhập liệu phải được thiết kế giống như khuôn dạng của tài liệu gốc, không bắt người dùng phải nhớ thông tin từ màn hình này sang màn hình khác. + Nên nhóm trường thông tin trên màn hình theo một trật tự có ý nghĩa, có thể theo trật tự tự nhiên, theo tần số sử dụng, theo chức năng và theo tầm quan trọng, không bắt người dùng phải nhập các thông tin thứ sinh( tức là những thông tin có thể được tính toán hay suy luận ra từ những thông tin đã có).

+ Đặt tên cho các ô nhập liệu ở phía trên hay bên trái của ô + Tự động cập nhật các giá trị ngầm định nếu có thể

+ Sử dụng phím Tab hay Enter để di chuyển tới các trường thông tin tiếp theo.

+Sử dụng tối đa là ba màu trên một form chức năng, chỉ tô màu nhấn mạnh những thông tin quan trọng.

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm đặt và trả phòng của khách sạn Bằng Giang (Trang 33 - 36)