Những người tham gia tố tụng khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự pptx (Trang 43 - 46)

- Giai đoạn từ 2005 đến nay

2.4. những người tham gia tố tụng khác

- Người đại diện của đương sự được quy định tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện.

2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung bản ủy quyền.

Người đại diện của đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự nên nghĩa vụ chứng minh của họ được hình thành trên cơ sở nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Trong tố tụng dân sự, tùy theo việc họ đại diện cho đương sự nào mà có ý nghĩa vụ chứng minh của đương sự đó. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện do Tòa án chỉ định có nghĩa vụ thực hiện tất cả nghĩa vụ chứng minh của đương sự họ đại diện. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong phạm vi ủy quyền.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định tại Điều 64 Bộ luật Tố tụng dân sự:

1. Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết.

2. Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

3. Tham gia việc hòa giải, tham gia phiên tòa hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

4. Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

5. Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Ngoài ra, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn có các quyền và nghĩa vụ:

+ Tranh luận tại phiên tòa

+ Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án.

+ Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự nên cũng có nghĩa vụ chứng minh. Ngoài việc giúp đương sự về mặt pháp lý để đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự phải chứng minh sự tồn tại các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trước Tòa án. Cụ thể, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng phải đưa ra các chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho các yêu cầu hay sự phản đối yêu cầu của đương sự là có cơ sở; ngoài ra, nghĩa vụ chứng minh của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ tham gia tố tụng của họ.

- Kiểm sát việc thuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự"

1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại. Các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án.

Bộ luật Tố tụng dân sự khẳng định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Tuy vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định Viện kiểm sát không tham gia tất cả các phiên tòa xét xử của Tòa án, mà chỉ tham gia những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại.

Các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án (khoản 2 Điều 2). Bộ luật Tố tụng dân sự đã không quy định Viện kiểm sát có quyền khởi tố đối với một số vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động như trước đây.

Chương 3

Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh

trong Bộ luật Tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự pptx (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)