Chính sách quốc gia về phát triển công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị tin học của công ty QTECH (Trang 79 - 93)

Ngày 04 tháng 8 năm1993 Thủ tướng chính phủ đã ký Nghị quyết 49/CP về xây dựng và phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam. Trong đó đã nêu rõ mục tiêu trọng yếu của công nghệ thông tin trong giai đoạn tới là: (mục II điểm 2 Nghị quyết)

 Xây dựng hệ thông máy tính và công nghệ truyến thông được liên kết với nhau trong các mạng với những công cụ đủ mạnh và hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu có khả năng phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế huyết mạch của nền kinh tế. Một số thông tin trong nước được ghép nối với các mạng thông tin quốc tế.

 Phát triển rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tăng năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, hiện đại hoá dần các ngành sản xuất, dịch vụ quan trọng và an ninh quốc phòng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong những hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò khảo sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.

 Phổ cập văn hoá thông tin trong xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới một xã hội thông tin.

 Xây dựng cơ sở cho một ngành công nghệ thông tin, làm ra được các sản phẩm dịch vụ tin có giá trị, ưu tiên phát triển công nghệ phần mềm, đồng tận dụng các khả năng chuyển giao công nghệ để phát triển một cách thích hợp các cơ sở sản xuất linh kiện và thiết bị tin học hiện đại.

“Cần có chính sách và biện pháp đặc biệt để sớm hình thành các trung tâm phát triển phần mềm, xí nghiệp sản xuất thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và tăng cường mạng lưới các dịch vụ tin học đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường công nghệ thông tin trong nước. Các cơ sở sản xuất và dịch vụ đó cần được khuyến khích phát triển trong mọi thành phần kinh tế và liên doanh liên kết với nước ngoài”. (mục III điểm 5 nghị quyết)

''Khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau tự đầu tư ứng dụng CNTT vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường nghiên cứu ban hành chính sách, chế độ khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia ngày càng nhiều vào việc xây dựng, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (mục IV điểm 6 Nghị quyết).

Theo Quyết định số 280/TTg ngày 28/5/1994, có hiệu lực thi hành từ 1/7/1994, thuế xuất khẩu đối với hàng điện tử - tin học như sau: 5% đối với máy vi tính nguyên chiếc; 0% đối với bộ phận phụ tùng kèm theo các loại máy tính đố. Tuy nhiên hiện nay các phụ tùng rời nhập khẩu cho công nghiệp công nghệ thông tin đều là cụm chi tiết, cụm linh kiện hoàn chỉnh nên tại các cửa khẩu đều bị coi là nguyên chiếc và áp dụng thuế xuất 5%.

Thực hiện chương trình quốc gia về công nghệ thông tin đến năm 2005 và nghị định 49/CP của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin Việt Nam trong thời gian tới, thị trường tin học Việt Nam nói chung và thị trường máy tính và các thiết bị tin học nói riêng sẽ ngày càng sôi động hơn.

3.2.2. Tình hình chính trị pháp luật trong nước.

Công ty QTECH hoạt động trong môi trường chính trị ổn định, vững vàng. Những chính sách, chế độ của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất

kinh doanh (SXKD) ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.

Do đang ở trong điều kiện nền kinh tế mở, bên cạnh những điều kiện thuận lợi công ty cũng nhiều gặp khó khăn, hệ thống pháp luật của Nhà nước chưa rõ ràng, một số chính sách chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời không ổn định do đó, làm cho việc lập kế hoạch đầu tư sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

3.2.3. Các thách thức từ môi trường cạnh tranh.

Cùng hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, SXKD nhập khẩu máy móc thiết bị với công ty còn có rất nhiều các công ty có tiềm lực mạnh, ngoài ra còn có các công ty tư nhân, các công ty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này, điều này đòi hỏi nỗ lực của công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CÁC THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY QTECH.

Trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay các doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mình vừa là người cạnh tranh, vừa là đối thủ cạnh tranh. Để cạnh tranh có hiệu quả, đem lai thắng lợi, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về thị trường, về tình hình cạnh tranh trên thị trường, về đối thủ cạnh tranh và về khách hàng của mình, thậm chí cả các quy định, chính sách đối với các loại sản phẩm hiện nay doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Có như vậy doanh nghiệp mới định hướng được một phương thức cạnh tranh có hiêu quả nhất để theo kịp với sự biến đổi của thị trường, các đối thủ cạnh tranh.

 Trước diễn biến muôn mặt của thị trường đòi hỏi công ty phải luôn ở thế tấn công để ứng phó kịp thời với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh mới để tạo ra sức cạnh tranh cho tất cả các sản phẩm tin học của công ty, công ty phải sử dụng nhiều chiến lược chiến cạnh tranh.

Trước hết để đứng vững trên thị trường thì công ty phải thu hút được khách hàng về phía mình càng nhiều càng tốt. Phải sử dụng đòn tâm lý, nắm bắt được tâm lý khách hàng, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp. Vì vậy phải thông qua quá trình tìm hiểu thị trường, nghiên cứu tâm lý khách hàng, sau đó cũng với việc xác định “thế” và “lực” của doanh nghiệp để quyết định kinh doanh các loại máy tính phù hợp. Đồng thời công ty cũng phải giữ chữ “tín” làm hàng đầu tránh tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”. Mục tiêu chiến lược của công ty là cố gắng giành giật một phần xuất thị trường nào đó định vị khách hàng, mở rộng thị trường tăng thế lực của công ty trong lĩnh vực kinh doanh. Với tình hình thị trường công nghệ thông tin tương ứng với khả năng nguồn lực của công ty, công ty cần thực hiện một số định hướng chiến lược sau:

Sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng, là thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty thông qua việc bán hàng. Sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh được hay không đòi hỏi công ty phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo được các loại sản phẩm máy tính phù hợp, chất lượng tốt. Chất lượng sản phẩm phải luôn đạt mức cao hơn so với sản phẩm cùng loại của công ty khác. Công ty nên phát triển kinh doanh thêm những mặt hàng thiết bị văn phòng, bàn để máy vi tính... Công ty cần phải hoàn thiên dịch vụ bảo hành với việc nâng cao chất lượng, đổi mới kỹ thuật sản phẩm.

 Chiến lược giá cả cực kỳ quan trọng vì nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.Do vậy, để cạnh tranh được với các sản phẩm trên thị trường công ty phải có chính sách giá cả phù hợp cho sản phẩm của mình để thu hút khách hàng về phía mình nhằm chiếm lĩnh một phần thị trường.

Áp dụng giá cả phân biệt theo thời gian thanh toán, mặt khác xem xét những loại khách hàng chưa có khả năng thanh toán ngay thì nên áp dụng

lôi kéo các khách hàng tiềm năng là những khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đủ khả năng thanh toán. Chủ động thay đổi giá cả nhằm nâng cao lượng tiêu thụ. Một mức doanh thu lên cao hơn so với mớc giảm đi do giá sẽ đem lại hiệu quả tạo nền tảng thế lực của công ty trong dài hạn.

Bên cạnh đó công ty nên chú ý hơn trong việc chọn lựa các máy tính và thiết bị tin học nhập khẩu. Không nên chỉ qua chú trọng đến các hãng danh tiếng mà bỏ qua các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học có chất lượng tương đối đảm bảo và giá cả hợp lý mới xuất hiện rất nhiều trên thị trường hiện nay. Công ty cần chú trọng hơn nữa tính hợp lý trong việc cạnh tranh về giá, đặc biệt hiện nay đã có sự xuất hiện rất nhiều của các hãng máy tính có giá cả hết sức cạnh tranh phù hợp với mức sống của người dân hiện nay như các hãng máy tính Đông Nam Á.

 Công ty phải chọn kênh phân phối có hiệu quả, phải xác định được số kênh phân phối, xác định được kênh chính, kênh phụ. Công ty phải phân phối bằng nhiều kênh để mạng lưới kênh dày đặc, nếu có ách tắc kênh nào thì còn có kênh khác hoạt động. Cần thiết lập một sô điểm bán lẻ ở từng khu vực thị trường nhất định nhằm tăng khả năng hòa nhập của công ty vào thị trường. Tránh tình trạng kênh phân phối không được chú trọng tận dụng như hiện nay. Hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối đã được thực tế chứng minh và tận dụng được hiệu quả đó các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty sẽ có sức cạnh tranh hơn nhiều trên thị trường. Các kế hoạch về việc thiết lập kênh phân phối của công ty trong giai đoạn tới cần được thực hiện triệt để, tránh tình trạng tiến hành kinh doanh theo thói quen cũ mà công ty đã thựchiện trong ba năm qua.

 Chào hàng, quảng cáo là những hoạt động cần thiết của công ty. Công ty phải đào tạo đội ngũ nhân viên chào hàng có chuyên môn, kỹ thuật. Quảng cáo phải thành thật, không được lừa dối khách hàng nhưng đồng thời tạo ra được sự ham muốn của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Khi chiêu hàng, công ty có thể sử dụng các phương tiện sau:

• Tặng phẩm cho khách hàng

• Trưng bày hàng hóa để khách hàng có thể nhìn thấy và có điều kiện tìm hiểu, hỏi han về sản phẩm.

Ngoài ra, công ty có thể sử dụng các hình thức khác:

• Gửi biểu mẫu hàng, với giá cả đặc biệt một lô hàng cho khách hàng một phiếu mua được giảm tiền mua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tham gia các hội trợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm của mình nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng, các tầng lớp tiêu dùng đến thăm quan, nhằm thúc đẩy, hỗ trợ việc bán hàng. Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ bán hàng như kèm theo phụ tùng thay thế cho khách hàng mua sản phẩm của công ty.

• Với các sản phẩm kinh doanh nên áp dụng biện pháp cạnh tranh nhưng không phải là đối đầu mà bằng cách tìm khoảng thị trường trống có nhu cầu nhưng chưa được thỏa mãn.

Để hoạch định chiến lược Marketing có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của công ty thì phải xác định đối thủ cạnh tranh. Nếu đối thủ cạnh tranh là người dẫn đầu thì mục tiêu lợi nhuận của công ty phải biến thành nỗ lực cố gắng để giành giật một phần suất thị trường đó. Nếu đối thủ cạnh tranh là các công ty nhỏ thì công ty phải có chính sách Marketing nhằm đẩy loại công ty nhỏ ra khỏi thị trường. Đồng thời để thành công trong kinh doanh máy tính công ty phải có sự ăn khớp, hoàn chỉnh tuyệt đối trong mọi công tác quản lý, phân phối và điều hành.

 Công ty cần tiếp tục tiến hành quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu công ty để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Do mới thành lập được ba năm nên thương hiệu và sức cạnh tranh của công ty vẫn còn chưa chiếm được vị trí cao trên thị trường. Do đó công ty cần tích cực tiến hành các hoạt

hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty nói riêng. Nền kinh tế càng phát triển thì thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá càng trở nên quan trọng, nếu gây được dấu ấn về thương hiệu trong quan niệm của khách hàng thì sức cạnh tranh của các mặt hàng của công ty sẽ tăng lên rất nhiều, các mặt hàng của công ty sẽ có uy tín cao hơn do sự tin tưởng của khách hàng vào các sản phẩm cao hơn.

Để phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty thì đòi hỏi công ty phải có những chính sách và chiến lược phù hợp hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Đây chỉ là một số giải pháp và kiến nghị xuất phát từ cách nhìn chủ quan của bản thân em nên ắt hẳn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên trong thời gian thực tập tại công ty QTECH em đã nghiên cứu các hoạt động và số liệu để có thể đưa ra một số kiến nghị như trên nhằm góp phần giúp các nhà hoạch định chiến lược trong công ty từng bước nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty, góp phần đưa công ty hoạt động có hiệu quả hơn với quy mô ngày càng phát triển.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ... 3

1.1. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH...3

1.1.1. Các quan điểm về cạnh tranh...3

1.1.2. Khái niệm cạnh tranh...4

1.2. PHÂN LOẠI CẠNH TRANH...4

1.2.1. Căn cứ theo ngành...4

1.2.1.1.Cạnh tranh giữa các ngành...4

1.2.1.2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành...5

1.2.2. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh...5

1.2.1.1. Cạnh tranh giữa người mua và người bán...5

1.2.2.2. Cạnh tranh giữa người mua với nhau...5

1.2.2.3. Cạnh tranh giữa người bán với nhau...5

1.3. CÁC CÔNG CỤ VÀ HÌNH THỨC CẠNH TRANH...6 1.3.1. Các công cụ cạnh tranh...6 1.3.1.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm...6 1.3.1.2. Cạnh tranh bằng giá. ...6 1.3.2.2. Cạnh tranh bằng dịch vụ...7 1.3.2.3.Cạnh tranh bằng uy tín...8

1.2.3.4. Cạnh tranh thông qua hệ thống phân phối và dịch vụ sau bán hàng...9

1.3.CÁC HÌNH THỨC CẠNH TRANH...9

1.3.1. Cạnh tranh trực diện...9

2.3.2. Cạnh tranh không trực diện...10

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ...10

1.4.1. Các nhân tố thuộc bản thân hàng hoá ảnh hưởng đến sức cạnh tranh...10 1.4.1.1. Nhân tố giá cả...11 1.4.1.2. Nhân tố chất lượng...11 1.4.2.3. Nhân tố mẫu mã...11 1.4.2.4. Nhân tố nhãn hiệu...12

1.5. NHÂN TỐ TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP...13

1.5.1. Uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường...13

1.5.2. Mục tiêu kinh doanh và các chiến lược phát triển và kinh doanh của doanh nghiệp...14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.3. Các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp...14

1.5.3.1. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp...15

1.5.3.2. Hoạt động phân phối sản phẩm của đoanh nghiệp...15

1.5.4. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp...16

1.5.4.1. Nhu cầu của khách hàng...16

1.5.4.2. Đối thủ cạnh tranh...16

1.5.4.3. Chính sách của Nhà nước...17

1.5.4.4. Tình hình phát triển hoạt động kinh doanh của sản phẩm. . .17

1.5.4.5. Xu hướng phát triển chung của nền kinh tế trong nước và thế giới...18

1.6. CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ...18

1.6.1. Mô hình 3C: ...18

1.6.2. Đồ thị đa giác cạnh tranh: ...19

1.6.3. Chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm: ...20 1.7. CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG

1.7.2. Các dịch vụ sau bán hàng...22

1.7.3. Các tiêu chí chủng loại của hàng hoá...23

1.7.4. Tiêu chí về thị phần của hàng hoá...23

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC THIẾT BỊ TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY QTECH HIỆN NAY...25

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY QTECH...25

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...25

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...26

2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty...26

2.1.3.1. Tư vấn hỗ trợ khách hàng...27

2.1.3.2. Cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng:...27

2.1.3.3. Dịch vụ kỹ thuật và phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin:...27

2.1.3.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp về công nghệ thông tin:...28

2.1.3.5. Kết quả kinh doanh của công ty...28

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị tin học của công ty QTECH (Trang 79 - 93)