Phương pháp chôn lấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 67 - 68)

C. QUY TRÌNH CỰ LY THU GOM VẬN CHUYỂN RÁC SINH HOẠT VẬN CHUYỂN THẲNG VỀ KHU XỬ LÝ TẬP TRUNG

a) Phương pháp chôn lấp.

Bãi chôn lấp phải được xây dựng ở ngoài Quận và để xây dựng một bãi chôn lấp trước hết phải tìm hiểu về quy định chuẩn của việc xây dựng bãi chôn lấp.

Theo Bộ KHCN&MT và Bộ Xây dựng vừa ra Thông tư liên tịch số 01 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

Theo đó, việc thiết kế bãi chôn lấp phải đảm bảo các điều kiện như sau: - Tổng chiều dài của bãi kể từ đáy đến đỉnh có thể từ 15-25 m;

- Tỷ lệ các công trình phụ trợ như đường, đê kè, hệ thống thoát nước... chiếm 20% tổng số diện tích bãi;

- Chất thải được chở đến bãi chôn lấp phải được kiểm tra phân loại (qua trạm cân) và tiến hành chôn lấp ngay, không được để quá 24 giờ.

- Đối với các bãi chôn lấp tiếp nhận trên 20.000 tấn (hoặc 50.000 m3) chất thải/năm, nhất thiết phải trang bị hệ thống cân điện tử để kiểm tra định lượng chất thải.

Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Các lớp lót đáy hố chôn lấp tránh đến mức tối đa sự lan tràn của nước rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt và mạch nước ngầm.

- Phải có hệ thống thu gom nước rỉ rác. Vì khi ta sử dụng lớp chống thấm thì sẽ có một lượng nước còn đọng lại dưới đáy hố chôn lấp; cho nên phải tiến hành công tác thu gom nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ nước và thấm xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước rất nghiêm trọng.

- Phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa chung quanh bãi chôn lấp để thu nước mưa trên bề mặt bãi chôn lấp. Tuy nhiên nên xây dựng hệ thống mương kín, khu vực của mỗi bãi chôn lấp cần có một hố ga để thuận tiện cho công tác xử lý nguồn nước này.

Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Landefill. Ưu điểm:

 Kinh tế nhất (đảm bảo an toàn);

 Chi phí đầu tư thấp nhất (50.000 –120.000 đ/tấn);

 Nhận tất cả các loại CTR;

 Rất linh hoạt (dễ tăng công suất);

 Đảm bảo các vấn đề về môi trường và dịch bệnh;

 Không có hiện tượng cháy ngầm;

 Sau khi lấp đầy có thể tận dụng đất cho các công trình công cộng khác.

Khuyết điểm:

 Tốn nhiều đất (1 tấn rác cần 0.06 m2 đất chôn, nếu chiều cao bãi rác là 25m, nếu tính Vành đai công trình phụ là: 0.08m2/ tấn rác);

 Gây ô nhiễm bụi do gió cuốn;

 Xây dựng các công trình xử lý khí thải và nước thải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w