Nguyên tắc phủ định biện chứng

Một phần của tài liệu HỒ CHÍMINH VẬNDỤNG PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG TRONG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤUT RANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ Ở VIỆTNAM (Trang 25 - 67)

6. Kết cấu khóa luận

1.2.6. Nguyên tắc phủ định biện chứng

Đặc trưng của phủ định biện chứng là ở chỗ nó bắt nguồn từ sự phát triển của các khuynh hướng đối lập bên trong; nó là sự tự phủ định, một sự phủ định không chỉ đơn thuần thủ tiêu cái bị phủ định mà duy trì phần tích cực phù hợp với trình độ phát triển mới, nó là sự thống nhất giữa thủ tiêu và duy trì, một hình thái liên hệ giữa cái thấp với cái cao trong quá trình phát triển.

Trong “Bút kí triết học”, V.I. Lênin vạch ra bản chất của phủ định biện chứng: “Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng” [Dẫn theo 1;116]. Sự phủ định trong tư duy phản ánh những biến đổi xảy ra trong hiện thực khách quan nên trong cái hiện thực đó sự phủ định cũng tồn tại độc lập với con người. Có thể nói, phủ định biện chứng trước hết mang tính khách

quan, đó là một quy luật được thực hiện do kết quả đấu tranh của các mặt đối lập mà sự vật vốn có, nó là kết quả giải quyết một mâu thuẫn nhất định. Trong tiến trình phủ định diễn ra sự cải tạo sự vật, chất này mất đi, chất mới xuất hiện cũng tức là sự vật chuyển từ một giai đoạn phát triển này lên một giai đoạn phát triển khác phù hợp với các quy luật tự nhiên khách quan. Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên còn biện chứng gọi là chủ quan tức là tư duy biện chứng thì chỉ là phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên của sự vận động thông qua các mặt đối lập” [Dẫn theo 1;173]

Từ những đặc trưng này của phủ định biện chứng, nó đề ra yêu cầu đối với chủ thể nhận thức là trong quá trình nhận thức, khi lấy một luận điểm này phải định ra một luận điểm khác, cần kết hợp việc làm rõ sự khác biệt giữa luận điểm khẳng định và luận điểm phủ định với việc làm rõ mối liên hệ giữa hai phía, với việc tìm ra cái phủ định trong cái được khẳng định. Tóm lại, nguyên tắc phủ định biện chứng dựa vào quy luật phổ biến trong sự phát triển của hiện thực khách quan và của nhận thức. Về mặt phương pháp luận, nguyên tắc này đòi hỏi chủ thể khi xây dựng một luận điểm mới liên quan đến khách thể nghiên cứu phải lý giải một cách có phê phán luận điểm hiện có, vạch rõ rằng, cái mới khác cái hiện có ở chỗ nào, rút ra từ cái hiện có tất cả những gì đã được kinh nghiệm và thực tiễn khẳng định và dành cho những cái đó một vị trí thích đáng trong quan niệm mới. Như thế là nguyên tắc này đã hướng dẫn chủ thể theo một hướng nhất định trong hoạt động nhận thức.

Tóm lại, phương pháp có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, nó là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động cải tạo hiện thực. Bất cứ việc gì dù to hay nhỏ nếu biết vạch ra phương pháp đúng đắn, chủ thể sẽ đạt hiệu quả cao trong công việc. Ngày nay, có rất nhiều loại phương pháp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng phương pháp phổ biến nhất, khoa học nhất là phương pháp biện chứng. Nó là giải pháp tối ưu trong mọi hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội. Do đó, nó được Hồ Chí Minh sử dụng làm công cụ rèn giũa tư duy ngày càng tinh xảo để chỉ đạo cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.

CHƯƠNG 2

HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO

PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG TRONG LÃNH ĐẠO

CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ Ở VIỆT NAM

2.1. Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo phương pháp biện chứng trong lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở Việt Nam

Trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, loài người xây dựng rất nhiều phương pháp và cũng trong quá trình đó, các phương pháp sẽ được kiểm nghiệm, hoàn thiện. R.Đêcáctơ đánh giá cao tầm quan trọng của phương pháp. Với ông, thiếu phương pháp thì người tài cũng phạm lỗi, có phương pháp thì người bình thường cũng làm được việc phi thường. F.Hêghen coi phương pháp là sức mạnh tuyệt đối, duy nhất, tối cao, vô cùng tận, không có một vật nào có thể cưỡng lại nổi. Với Mác thì Ănghen nhận định rằng, toàn bộ quan điểm của Mác thì không phải là một học thuyết mà là một phương pháp; nó không đưa ra những giáo điều định sẵn mà là điểm xuất phát cho việc nghiên cứu. V.I.Lênin thì khẳng định: “Phương pháp của Mác là phương pháp quý báu mà nếu không có thì không thể hiểu được những quan hệ xã hội …” [17;239]. Riêng Hồ Chí Minh, Người đã sớm ý thức được tầm quan trọng của phương pháp ngay khi còn là thanh niên. Khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước, Người nói rõ mục đích của mình là: “Tôi muốn ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta” [21;14]. Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 7/1920, Người đọc được sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, từ đây đánh dấu mốc quan trọng trong sự chuyển biến tư tưởng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin một học thuyết đúng đắn nhất, Người nói: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa nhất là chủ nghĩa Lê-nin” [14;268]. Người tìm thấy ở chủ nghĩa ấy ưu điểm lớn nhất là phương pháp biện chứng và người căn dặn chúng ta phải nắm lấy tinh thần và phương pháp của chủ nghĩa Mác mà hơn ai hết Người đã nắm vững tinh thần và phương pháp đó để áp dụng trong quá trình hoạt động cách mạng của mình. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo phương pháp biện chứng để

giải quyết những vấn đề thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra. Trong quá trình đó, Người hình thành hệ phương pháp và phương pháp luận của mình mang nét đặc trưng riêng bởi tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh.

Chúng ta biết, Hồ Chí Minh không viết một tác phẩm riêng về phương pháp biện chứng hay muốn khoa trương về một phương pháp luận khoa học mang tên mình và tất nhiên là không có tham vọng muốn sáng tạo ra một thứ chủ nghĩa duy vật mới hay một phép biện chứng mới, nhưng chúng ta có thể tìm thấy một phương pháp biện chứng trong tư duy và hành động của Người, thông qua các sách báo, các tác phẩm và trong thực tiễn chỉ đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Ngay từ tháng 6/1924, trong một bức thư gởi những người bạn và đồng chí cùng làm việc ở Báo Le paria, Người viết:

“Chúng ta cùng chịu chung một nỗi đau khổ là sự bạo ngược của chế độ thực dân.

Chúng ta đấu tranh vì một lý tưởng chung: giải phóng đồng bào cho chúng ta và giành độc lập dân tộc cho Tổ quốc chúng ta.

Chúng ta phải làm gì?

Chúng ta không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc. Điều đó đối với chúng tôi tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi dân tộc chúng ta. Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: “Trở về nước đi vào quần chúng thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành độc lập tự do.” [21;54,55].

Đoạn văn trên thể hiện tư tưởng và phương pháp tư duy rất biện chứng của Hồ Chí Minh, cụ thể là:

+ Thứ nhất, Người luôn chú trọng vào tình hình, hoàn cảnh để định ra phương pháp đấu tranh. Đó là sự quán triệt trong tư duy nguyên tắc lịch sử và nguyên tắc cụ thể; không máy móc giáo điều, không trừu tượng, thoát ly đặc điểm lịch sử của từng dân tộc vì không có phương pháp hay giải pháp duy nhất nào áp dụng đồng loạt cho mọi nơi, mọi lúc. Nói cách khác, không có một công thức chung trong đấu tranh cách mạng .

+ Thứ hai, phương pháp phục vụ cho mục tiêu lý tưởng giải phóng dân tộc đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, nên tính biện chứng trong phương pháp của Hồ Chí Minh thể hiện trước nhất và đặc sắc nhất trong phương pháp cách mạng của Người .

+ Thứ ba, phương pháp của Người là một hệ thống, tập hợp các biện pháp, cách làm bước đi nhằm tập hợp lực lượng thức tỉnh quần chúng, tổ chức đoàn kết huấn luyện họ, hướng dẫn họ đấu tranh nhằm đạt tới mục tiêu, lý tưởng của cách mạng .

Tuy nhiên, đó chỉ là giai đoạn đầu trong quá trình lĩnh hội phương pháp biện chứng. Nó ngày càng được hoàn thiện hơn, rõ nét hơn và mang những nét đột phá trong các tác phẩm sau này mà đặc biệt là tác phẩm “Đường Cách Mệnh”. Có thể nói, đây là một mẫu mực về phương pháp cách mạng dựa trên cơ sở phương pháp biện chứng. Trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh”, Người viết: “Muốn đồng tâm hiệp lực muốn bền gan thì trước hết ai ai cũng phải hiểu rõ vì sao mà phải làm, vì sao mà ai ai cũng phải gánh một vai, vì sao phải làm ngay mà không nên người này ngồi chớ người khác. Có như thế mục đích mới đồng mục đích có đồng chí mới đồng, chí có đồng tâm mới đồng, tâm có đồng lại phải biết cách làm thì mới chóng” [14;261]. Cách làm của Hồ Chí Minh nói đến ở đây là phương pháp khoa học và cách mạng, nó phải được phác thảo dựa trên cơ sở tuân theo các nguyên tắc, yêu cầu của phương pháp luận Mác- xít nhưng nó phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước ta và Hồ Chí Minh là người thực hiện sự phù hợp đó. Mặt khác, phương pháp Hồ Chí Minh ngày càng có sự chuyển biến về chất và thực hiện những bước đột phá mới trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, phương pháp đó thể hiện một cách sinh động, đặc sắc được minh chứng bởi những thắng lợi rực rỡ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Có thể nói, chính sự nghiệp đấu tranh cách mạng đã làm cho Hồ Chí Minh vừa là một nhà tư tưởng vừa là một kiến trúc sư trong lĩnh vực phương pháp. Người rất sáng tạo khi vận dụng phương pháp biện chứng, cũng chính vì vậy mà có nhiều nhà nghiên cứu, học giả cho rằng, phương pháp biện chứng mà Hồ Chí Minh mang đặc trưng riêng, thậm chí người ta cho rằng, có một phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh. Phương pháp đó đóng vai trò là phương pháp luận cho nhận thức và hành động của Người.

Sự sáng tạo trong việc vận dụng phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh thể hiện trong cách nhìn nhận xét vấn đề trong việc giải quyết các nhiệm vụ do cách mạng Việt Nam đặt ra. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn tư tưởng biện chứng trong triết học Mác-xít với triết học phương Đông, giữa truyền thống với hiện đại, giữa lý và tình, thấu lý đạt tình tình trong nhận thức và trong hành xử với người và việc chứ không nhất thiết vận dụng từng nguyên tắc, quan điểm của phương pháp biện chứng Mác-xít. Nó là

sự tổng hợp các lý thuyết đã được đúc kết tạo thành những quan điểm nhất quán trong quá trình hoạt động cách mạng .

Có thể nói, cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, ở đó có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời giữa tư tưởng phương pháp và phong cách, đạo đức, lối sống và nhân cách của người. Đó là kiểu mẫu của sự hài hòa giữa tính dân tộc và tính nhân loại, giữa truyền thống và hiện đại mà đặc biệt là sự hài hòa giữa một lãnh tụ tài ba, một vĩ nhân với một con người bình dị gần gũi với nhân dân. Cho nên, ở Người có sức cảm hóa, thuyết phục, hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ đối với mọi người. Chính phong cách giản dị đó làm lấp lánh thêm vẻ đẹp trong tư tưởng triết học của Người làm cho triết lý của người thêm tinh túy, sâu sắc.

Với bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo, biết làm sống lại các linh hồn của nó trên mảnh đất hiện thực ở Việt Nam, nên có người cho rằng, Người là một học trò xuất sắc của Mác, V.I.Lênin. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không phải là bản sao hay cái bóng của một Các-Mác hay một V.I.Lênin. Nhà khoa học Êtiôpia – Teshome Kebede đã nhận xét: “Sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh là ở khả năng của Người có thể áp dụng một cách sáng tạo phương pháp luận mác-xít lêninít vào điều kiện Việt Nam.” [2;84].

Với tất cả những điều đã nói ở trên, ta có thể kết luận rằng, phương pháp mà Hồ Chí Minh vận dụng sự kết hợp hài hòa phương pháp biện chứng mác-xít với truyền thống tư duy dân tộc, tiếp thu tinh hoa dân tộc, tiếp thu tinh hoa triết học thế giới nhất là triết học phương Đông và thực tiễn phong trào cách mạng, xem xét giải quyết những vấn đề của Cách mạng Việt Nam. Nó đóng vai trò là phương pháp luận chung cho hệ phương pháp của Người. Qua nghiên cứu, khóa luận xin khái quát sáu nội dung cơ bản mà Hồ Chí Minh vận dụng phương pháp biện chứng trong xem xét, giải quyết vấn đề:

- Thứ nhất, quan điểm thực tiễn và quan điểm về tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là quan điểm xuyên suốt trong nhận thức và hành động thực tiễn.

- Thứ hai, bảo đảm nguyên tắc toàn diện, có hệ thống, có trọng điểm và thiết thực.

- Thứ ba, phát hiện mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn với phương pháp phù hợp có hiệu quả cao.

- Thứ tư, có quan điểm phát triển, luôn đổi mới và hướng về cái mới. - Thứ năm, giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc với giai cấp khi giải quyết những vấn đề xã hội của Việt Nam.

- Thứ sáu, có quan điểm biện chứng sáng tạo khi biết “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để ứng phó và giải quyết vấn đề.

Đó là sáu nội dung cơ bản về việc vận dụng một cách sáng tạo phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam trên các lĩnh vực, trong lĩnh vực đấu tranh cách mạng nó được thể hiện một cách độc đáo qua từng nội dung cụ thể sau:

2.1.1. Xuất phát từ thực tế Việt Nam mà đề ra phương pháp, cách làm thích hợp.

Trong triết học mác-xít, “thực tiễn” được hiểu là toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người để cải tạo tự nhiên và xã hội. Thực tiễn được coi là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý.

Là người gần gũi với nhân dân, Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm “thực tế” khi nói về “thực tiễn”. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đặt ra mà chúng ta phải giải quyết. Việt Nam là đất nước có truyền thống hàng ngàn năm lịch sử, có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của nó. Đây chính là điểm xuất phát cho mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

Thực tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự thống khổ của nhân dân dưới sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, là giai đoạn thất bại của các phong trào yêu nước, là sự khủng hoảng về đường lối cách mạng và

Một phần của tài liệu HỒ CHÍMINH VẬNDỤNG PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG TRONG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤUT RANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ Ở VIỆTNAM (Trang 25 - 67)