Tiếp sức cho hàng Việt

Một phần của tài liệu Xếp hạng thị trường bán lẻ toàn cầu (Trang 49 - 50)

Báo Đầu Tư - 10/08/2009

Việc Bộ Chính trị đã chính thức chấp thuận tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có thể xem là sự tiếp sức cho hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Tuy nhiên, để tổ chức thành công cuộc vận động này đòi hỏi cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước phải có hành động cụ thể và nhất quán. Trước đây, Việt Nam cũng đã từng thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, song kết quả còn rất hạn chế. Người Việt Nam vẫn sính dùng hàng ngoại, còn doanh nghiệp thì vẫn mải mê "chinh chiến" ở thị trường ngoại mà bỏ quên thị trường nội địa đầy tiềm năng.

Ngay cả hiện nay, khi mà thị trường nội địa đã được xác định là "điểm tựa" để doanh nghiệp đi lên, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thì cũng không phải doanh nghiệp nào cũng biết tận dụng cơ hội để quay về “sân nhà”.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, tất nhiên là xuất phát từ cả phía người tiêu dùng và doanh nghiệp, song trách nhiệm trước tiên thuộc về doanh nghiệp. Bởi để có thể chiếm lĩnh “sân nhà”, doanh nghiệp phải tạo được lòng tin của người tiêu dùng nội địa đối với sản phẩm, hàng hoá của mình.

Liệu có tin được không, khi hàng loạt sản phẩm sữa bị phát hiện là nghèo đạm, chỉ tiêu chất lượng không như công bố? Liệu có dùng được không, khi trong nước tương chứa 3-MCPD, một chất gây ung thư? Còn bản thân doanh nghiệp, thì sẵn sàng xả thẳng nước thải độc hại ra môi trường, bất chấp tính mạng, sức khoẻ của người dân?...

Hơn thế nữa, trong những trường hợp mua phải hàng hoá kém chất lượng, người tiêu dùng lại chưa được bảo vệ, quyền lợi không được bảo đảm. Từ đó, việc chọn lựa hàng ngoại để có cảm

giác an toàn hơn trở thành tâm lý phổ biến của không ít người tiêu dùng.

Cũng cần nhắc lại rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được các công ty nghiên cứu thị trường nước ngoài đánh giá là rất tiềm năng. Mới đây, Công ty RNCOS (Mỹ) trong báo cáo của mình đã khẳng định rằng, với sự phát triển nhanh chóng của thị trường bán lẻ thời gian gần đây, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các công ty bán lẻ đa quốc gia. Quy mô thị trường

Một phần của tài liệu Xếp hạng thị trường bán lẻ toàn cầu (Trang 49 - 50)