Đặc tính lý hóa nền đáy rạch Tầm Bót

Một phần của tài liệu Khảo sát sự phân bố động vật đáy với các yếu tố môi trường, nên đáy ở rạch tầm bốt thành phố Long Xuyên (Trang 31 - 35)

Đặc điểm nền đáy của thủy vực phụ thuộc vào tính chất đất của khu vực, các chất lơ

lửng, chất hữu cơ lắng đọng từ nguồn nước.

1. Tỷ lệ sét trong nền đáy

Tỷ lệ sét trong nền đáy của rạch Tầm Bót dao động trong khoảng 2 – 45% thành phần cơ giới của đất (hình 10).

Biến động tỷ lệ sét giữa mùa khô và mùa mưa khá lớn, chênh lệch cao nhất ở vị trí D8 (mùa khô 34%, mùa mưa 11%). Đa số các vị trí đều có tỷ lệ sét mùa khô cao hơn mùa mưa. Vào mùa mưa sông Hậu mang một lượng lớn phù sa từ thượng nguồn về khoảng 500 g.m-3 vào các tháng lũ lớn từ tháng 8 – tháng 10 (Bùi Đạt Trâm, 1987) bồi đắp vào các khu vực hạ lưu, trong đó có Rạch Tầm Bót làm tăng tỷ lệ bùn, cát nên tỷ lệ sét giảm đi.

Hình 10:Sự biến động tỷ lệ sét nền đáy tuyến rạch Tầm Bót

Sự biến động tỷ lệ sét giữa các vị trí khảo sát là rất lớn. Trong suốt quá trình khảo sát tỷ lệ sét biến động từ D1 đến D9 là 2 – 45 %. Vị trí D9 có tỷ lệ sét cao nhất (45 %), vị

trí này bị tác động của quá trình nạo vét rạch và là vị trí xa sông Hậu nhất nên phù sa vào mùa lũ bồi đắp cho vị trí này là thấp. Ngược lại, các vị trí D2, D1, D8 có tỷ lệ sét rất thấp, do tỷ lệ cát, bùn trong thành phần cơ giới chiếm cao hơn rất nhiều. Vị trí D1 chịu tác động chủ yếu của phù sa bồi lắng; vị trí D2 và D8 tác động chính là quá trình tu sửa đường làm cho tỷ lệ cát tăng đáng kể. Tỷ lệ sét giữa các vị trí khảo sát khác biệt có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05).

2. Tỷ lệ bùn trong nền đáy

Tỷ lệ bùn trong thành phần cơ giới của nền đáy tại khu vực nghiên cứu ởđa số các vị trí khảo sát là khá cao dao động trong khoảng 15 – 65% (hình 11).

Hình 11:Sự biến động tỷ lệ bùn nền đáy tuyến rạch Tầm Bót

Sự biến động tỷ lệ bùn giữa mùa khô và mùa mưa không lớn, cao nhất là tại vị trí D6, chênh lệch 18%. Các vị trí khảo sát có sự biến động khá lớn về tỷ lệ bùn, cao nhất là ở

Tầm Bót có tỷ lệ bùn cao là do tại vị trí này rạch rất rộng, dòng chảy yếu, nền đáy có nhiều xác bả thực vật phân hủy. Tỷ lệ bùn cũng khá cao ở các vị trí D3, D5, D7 do các điểm này nằm ở rạch nhánh dòng chảy yếu là các nguồn cung cấp chất ô nhiễm chủ yếu cho rạch Tầm Bót nên thành phần vật chất hữu cơ lắng tụ cao. Tỷ lệ bùn giữa các vị trí khảo sát khác biệt có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05).

Vị trí D6 và D8 có tỷ lệ bùn là thấp so với các vị trí khác là do tác động của quá trình tu sữa đường làm cho nền đáy vị trí này có tỷ lệ cát cao.

3. Tỷ lệ cát trong nền đáy

Tỷ lệ cát trong thành phần cơ giới của nền đáy rạch Tầm Bót dao động trong khoảng 5 – 82% (hình 12). Tại các vị trí khảo sát đều có sự biến động tỷ lệ cát giữa mùa khô và mùa mưa, nhưng sự biến động này không lớn (dao động dưới 11%). Ngoại trừ vị trí D6 có giá trị là 27% và đây cũng là vị trí có tỷ lệ cát cao nhất 82%.

Hình 12:Sự biến động tỷ lệ cát nền đáy tuyến rạch Tầm Bót

Sự biến động tỷ lệ cát ở các vị trí khảo sát là rất lớn, cao nhất xuất hiện ở thời điểm mùa khô giữa vị trí D6 và D3 là 82% - 5%. Các vị trí có tỷ lệ cát cao là D1, D2, D6, D8 với giá trị trung bình trên 43%, các vị trí này đều nằm trên rạch Tầm Bót và đều bị tác động của quá trình tu sữa đường và sự bồi đắp của phù sa. Các vị trí còn lại là D3, D4, D5, D7, D9 có giá trị trung bình thấp dưới 20%, kết quả này rất phù hợp ở thông số tỷ lệ bùn hoặc sét ở

các vị trí này có giá trị cao. Tỷ lệ cát giữa các vị trí khảo sát khác biệt có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05).

Vị trí D3 và D7 có tỷ lệ cát khá thấp là do các vị trí này nằm ở nguồn thải hữu cơ

chính của rạch nên có tỷ lệ bùn lớn. Các vị trí D6, D8 tỷ lệ cát rất cao do tác động của quá trình tu sửa đường.

4. Hàm lượng chất hữu cơ trong nền đáy

Hàm lượng chất hữu cơ trong nền đáy tại khu vực khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng từ 0,59 đến 3,87 %C (hình 13). Giữa mùa khô và mùa mưa có sự biến động hàm lượng chất hữu cơ trong nền đáy. Biến động lớn nhất tại vị trí khảo sát D6 (0,59 – 3,14%C); vị trí này chịu tác động rất lớn của dòng chảy, lũ.

Hình 13:Sự biến động hàm lượng chất hữu cơ nền đáy tuyến rạch Tầm Bót

Có sự biến động hàm lượng chất hữu cơ từ vị trí khảo sát D1 đến D9 trong suốt quá trình khảo sát, đạt giá trị cao nhất là 3,2 %C ở thời điểm mùa khô tại 2 vị trí D3 và D6. Tuy nhiên, khác biệt hàm lượng chất hữu cơ giữa các vị trí khảo sát là không có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05). Hàm lượng chất hữu cơ cao ở các vị trí khảo sát D3, D4, D5, D7 kết này quả phù hợp với thông số tỷ lệ bùn trong nền đáy cũng cao ở những vị

trí này. Điều này cho thấy có tỉ lệ thuận giữa tỷ lệ bùn và hàm lượng chất hữu cơ trong nền

đáy tại khu vực nghiên cứu. Điều này là do sự có khác nhau hàm lượng chất hữu cơ theo từng vị trí khảo sát tuy nhiên giá trị biến động là không lớn.

5. Hàm lượng lân tổng trong nền đáy

Hàm lượng lân tổng số tính theo % P2O5 của đất nền đáy khu vực nghiên cứu dao

động từ 0,12 đến 0,27 % P2O5 (hình 14). Sự biến động hàm lượng lân tổng giữa mùa khô và mùa mưa là không lớn. Chênh lệch lớn nhất tại vị trí khảo sát D7 (0,6 %). Ởđa số các vị trí khảo sát có hàm lượng lân tổng ở thời điểm cuối mùa mưa thấp hơn các thời điểm khác trong năm, điều này cho thấy là lũ có tác động đến sự biến động hàm lượng lân tổng trong nền đáy thủy vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 14:Sự biến động hàm lượng lân tổng nền đáy tuyến rạch Tầm Bót

Xét theo vị trí khảo sát cho thấy có sự biến động hàm lượng lân tổng. Mức dao động lớn nhất có giá trị là 0,15 % P2O5. Hàm lượng lân tổng ở các vị trí khảo sát D3, D5, D7 cao hơn các vị trí khác, các vị trí này nằm ở các rạch nhánh là nguồn cung cấp chất thải chính cho rạch Tầm Bót. Sự biến động này cũng gần giống với sự biến động của chất hữu cơ

trong nền đáy khu vực nghiên cứu. Hàm lượng chất hữu cơ giữa các vị trí khảo sát khác biệt có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05)

Vị trí D8 va D9 có hàm lượng lân tổng thấp so với các vị trí khác là do nền đáy ở 2 vị trí này có nhiều cát và sét; nước ở 2 vị trí này cũng ít chứa chất dinh dưỡng hơn các vị trí khác. Ngược lại, vị trí D7, D3 có hàm lượng lân tổng cao, nơi này có tỷ lệ bùn cao trong nền đáy và cũng là nguồn ô nhiễm chính thải vào rạch Tầm Bót.

6. Hàm lượng đạm tổng trong nền đáy

Hàm lượng đạm tổng trong nền đáy khu vực rạch Tầm Bót có giá trị dao động trong khoảng 0,11 – 0,30 % (hình 15).

Hình 15:Sự biến động hàm lượng đạm tổng nền đáy tuyến rạch Tầm Bót

Nhìn chung không có sự biến động lớn hàm lượng đạm tổng giữa mùa khô và mùa mưa. Sự biến động lớn nhất là ở vị trí khảo sát D4 với giá trị là 0,11 %.

Sự biến động giữa các vị trí khảo sát về hàm lượng đạm tổng là lớn hơn so với sự

biến động theo mùa. Trị số lớn nhất là 0,16 % ở thời điểm mùa khô giữa 2 vị trí D3 và D1. Ba vị trí D3, D5, D7 có hàm lượng đạm tổng cao hơn các vị trí khác. Kết quả này cũng tương tự như hàm lượng chất hữu cơ, lân tổng trong cùng khu vực. Điều này cho thấy giữa các hàm lượng chất hữu cơ, lân tổng, đạm tổng trong nền đáy khu vực nghiên cứu có liên quan mật thiết với nhau. Hàm lượng đạm tổng giữa các vị trí khảo sát khác biệt có ý nghĩa thống kê (Kruskal – Wallis test; α = 0,05).

Vị trí D3 chứa hàm lượng đạm trong nền đáy là rất cao so với các vị trí khác, vị trí này nằm ở nguồn ô nhiễm chính. Vị trí D1 có hàm lượng đạm thấp là do được sựhòa loãng của sông Hậu và vị trí D8 cũng có hàm lượng đạm thấp do xa nguồn ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự phân bố động vật đáy với các yếu tố môi trường, nên đáy ở rạch tầm bốt thành phố Long Xuyên (Trang 31 - 35)