Nêu cao cảnh giác, ra sức xây dựng, củng cố nền

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒCHÍ MINH VỀ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG Ý THỨC BẢO VỆ TỔQUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO THANH, THIẾU NIÊN TỈNH AN GIANG TỪNĂM 2006 ĐẾN NAY (Trang 42 - 91)

6. Dàn ý của khóa luận

1.3.2.3.1. Nêu cao cảnh giác, ra sức xây dựng, củng cố nền

quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại

Những nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về QPTD trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp được Người tiếp tục phát triển trong giai đoạn cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sức mạnh của nền QPTD của nước ta lúc này là sức mạnh tổng hợp của chếđộ XHCN ưu việt, của những thành tựu bước đầu nhưng rất quan trọng của sự nghiệp xây dựng CNXH ở niền Bắc… đã phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Xây dựng củng cố QP trực tiếp phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; bảo vệ miền Bắc XHCN, giải phóng miền Nam là tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về mục đích, yêu cầu xây dựng nền QPTD, do nhân dân và vì nhân dân trong giai đoạn 1954 - 1975.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, chủ nghĩa đế quốc hết sức hoảng sợ trước sự lớn mạnh của cách mạng Việt Nam, cũng nhưảnh hưởng to lớn của nó đến cách mạng thế giới nên chúng ra sức câu kết với nhau để chống phá cách mạng nước ta. Nhân dân Việt Nam hiểu rất rõ của giá trị của tự

do, độc lập, hòa bình, giá trị phải đánh đổi biết bao mồ hôi, công sức, máu và nứoc mắt, cho nên quyết tâm bảo vệ nền hòa bình và tự do, độc lập của mình.

Phản ảnh sâu sắc nguyện vọng của quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố QP…”[18, tr.429]; “củng cố QP, trấn áp bọn phá hoại, giữ gìn an ninh trật tự cho nhân dân”[19, tr.144]. Điều đó phản ánh nền QP mang tính chất tiến bộ, tự vệ, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nhằm chống mọi sự phá hoại của kẻ thù, giữ vững hòa bình, độc lập, tự do và những thành quả cách mạng của nhân dân ta.

Trong khi kêu gọi các tầng lớp nhân dân ở miền Bắc “Phải ra sức đẩy mạnh sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH” thì Hồ Chí Minh chỉ rõ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta “phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố QP, sẵn sàng đối phó với với mọi âm mưu của kẻđịch. Mỗi người dân phải là một người lao động hăng hái đồng thời là một chiến sĩ dũng cảm, vừa xây dựng nhà nước, vừa bảo vệ Tổ quốc”[22, tr.22], vấn đề nâng cao cảnh giác, củng cố QP là vấn đề bức thiết, được Người đặc biệt quan tâm, coi đó là một nội dung quan trọng của cách mạng trong điều kiện mới.

Vừa đẩy mạnh sản xuất, xây dựng xã hội mới, vừa cảnh giác với âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, ra sức củng cố QP, làm cho nhân dân “vừa là người lao động vừa là người chiến sĩ” thể hiện sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về QPTD trên cả phương diện lực lượng và thế trận, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, giải phóng miền Nam. Theo Hồ Chí Minh, chúng ta phải luôn nêu cao cảnh giác, ra sức củng cố QP do bản chất hiếu chiến, xâm lược, phản động toàn diện, âm mưu, thủđoạn của chủ nghĩa đế quốc đối với cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: đế quốc Mỹ và bè lũ Việt gian “chết thì hết, nết không chừa”. Cho nên quân và dân ta “phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, luôn luôn sẵn sàng chiến thắng”[22, tr.379].

Tư tưởng phải nêu cao cảnh giác, ra sức củng cố QP được Hồ Chí Minh nói một cách hình ảnh, giản dị nhưng rất dễ hiểu, bảo đảm mọi người dân từ người có trình độ học vấn cao, đến người có trình độ học vấn thấp, thậm chí không biết chữ cũng hiểu được, từ người già cảđến con trẻ ai ai cũng hiểu và làm theo lời chỉ bảo của Người. Người viết “Để ngăn chặn âm mưu của kẻđịch, thì cán bộ, bộđội và nhân dân ta cần phải luôn luôn nâng cao cảnh giác. Đó là một nghĩa vụ quan trọng mà mọi người công dân phải làm tròn

để chống lại âm mưu của đế quốc và bè lũ tay sai, để bảo vệ nhân dân và bảo vệ Tổ quốc”[20, tr.602-603].

Tinh thần cảnh giác, không chủ quan, ra sức “bồi dưỡng lực lượng QP” luôn luôn được Người nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta. Trong Thư khen đồng bào, cán bộ và bộ đội miền Bắc đã bắn rơi 500 máy bay Mỹ ngày 30 tháng 8 năm 1965, Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào, cán bộ, và bộđội ta không được vì thắng lợi mà chủ quan, cần luôn luôn nâng cao cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, thi đua chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi”[22, tr.502].

Tư tưởng về nền QPTD và hiện đại để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam đã được Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về vũ trang toàn dân, QPTD, về bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; kế thừa, phát triển những truyền thống quý báu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm trong lịch sử quân sự, QP trên thế giới vào xây dựng, củng cố nền QP nước ta trong giai đoạn này theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tính chất toàn dân của nền QPTD nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong giai đoạn này, biểu hiện trước hết ở chỗ: đó là nền QP mà do chính nhân dân xây dựng và vì cuộc sống của nhân dân; bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, bất kì nam phụ, lão ấu không phân biệt tôn giáo, đảng phái, không phân biệt giàu, nghèo… đều tham gia công việc giữ nước. Người có tiền góp tiền, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng… tùy theo khả năng của mình đều tham gia vào công việc giữ nước.

Để phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp củng cố QP, vấn đề đặc biệt quan trọng là phải khơi dậy tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, tổ chức và giáo dục nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Kinh nghiệm quốc tế chứng tỏ rằng: chống bọn phá hoại cũng như chống bọn mật thám Mỹ, cách tốt nhất là tổ chức và giáo dục nhân dân đến nơi đến chốn. Lòng nồng nàng yêu nước và tinh thần cảnh giác của nhân dân, cộng với sự cố gắng của bộ đội và công an - là cái lưới thiên la, địa võng, bất kỳ bọn phá hoại nào, bọn mật thám nào cũng không lọt được cái lưới ấy của nhân dân”[19, tr.113].

Tính nhân dân của nền QP đòi hỏi rất cao công tác giáo dục và tổ chức cho nhân dân tham gia có hiệu quả trong các hoạt động QP, bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp xây dựng nền QPTD, theo Hồ Chí Minh sựđoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng. Các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng. Việc giữ

vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở những nơi cư trú, sinh sống của đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa lớn đến sự an nguy của Tổ quốc. Người kêu gọi, mọi tầng lớp nhân dân phải đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữa các tôn giáo, giữa đồng bào miền xuôi với đồng bào miền ngược, giữa nhân dân sinh sống ở đồng bằng với nhân dân sinh sống ở miền núi và nhân dân sinh sống ở các đô thị, giữa nhân dân ở các vùng, miền trong cả nước, giữa người già và trẻ em… tất cả đều đồng tâm, hiệp lực vào công việc chung là giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố QP, bảo vệ thành quả cách mạng và hạnh phúc của nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ muôn người như một, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Chú trọng giúp đỡ đồng bào miền cao và làm tốt công tác an ninh trật tự, củng cố QP”[22, tr.244].

Tính toàn dân, toàn diện của nền QP đòi hỏi: “Phải ra sức phát động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an, giáo dục quần chúng nâng cao tinh thần làm chủđất nước, tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù của nhân dân, tích cực phòng và chống gián điệp, biệt kích”[22, tr.55].

Tư tưởng xây dựng nền QP hiện đại của Hồ Chí Minh được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được Người tiếp tục phát triển trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước. Việc hiện đại hóa nền QP để có đủ sức đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc là yêu cầu thường xuyên trong sự nghiệp củng cố QP của mỗi nước trong mọi thời kỳ. Tuy nhiên, ở các giai đoạn khác nhau, thì yêu cầu hiện đại của nền QP khác nhau. Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Chiến thuật, chiến lược phụ thuộc trước hết vào trình độ sản xuất đạt được trong một thời điểm nhất định và vào phương tiện giao thông. Ở đây cách mạng hóa không phải là “những sáng tạo tự do của trí tuệ” của những tướng lĩnh thiên tài, mà là những phát minh ra những vũ khí tốt hơn và việc thay đổi chất liệu người lính; ảnh hưởng của những tướng lĩnh thiên tài nhiều lắm cũng chỉ giới hạn trong việc làm cho phương thức tiến hành chiến đấu thích hợp với vũ khí mới và chiến sĩ mới mà thôi”[7, tr.235].

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân ta phải đương đầu với thế lực đế quốc có tiềm lực kinh tế, khoa học và quân sự hùng mạnh. Vấn đề xây dựng QP, hiện đại hóa QP đáp ứng yêu cầu của chiến tranh trong điều kiện đó đặt ra một cách gắt gao hơn và sự phát triển mới so với thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nền QP hiện đại có nội dung toàn diện hơn và được xây dựng, phát triển. Việc tiến hành phát triển mạnh

mẽ các cuộc khoa học kĩ thuật, xây dựng cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân giữ vai trò rất quan trọng.

Yêu cầu đặt ra lúc này đối với nền kinh tế là phải nhanh chóng thích ứng, chuyển trạng thái từ thời bình sang thời chiến, đáp ứng yêu cầu chiến tranh. Phải thực hiện hệ thống cơ chế chính sách đảm bảo cho sự chuyển biến để đáp ứng yêu cầu khẩn trương, kịp thời, chính xác sự nghiệp bảo vệ miền Bắc XHCN trong mọi tình huống, thực hiện hiệu quả cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Nói tóm lại, phải có nền kinh tế mạnh, nền kinh tế ấy có công nghiệp QP nói riêng, công nghiệp nói chung hiện đại. Nền công nghiệp có khả năng sản xuất đáp ứng yêu cầu vũ khí, trang bị kỹ thuật của QP đảm bảo có đủ sức bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN trong mọi tình huống.

Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, việc hiện đại hóa QP cần phải sử dụng và phát huy vũ khí trang bị hiện có của ta, cải tiến kỹ thuật, nâng cấp vũ khí trang bị và phương tiện kỹ thuật là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ niềm Bắc XHCN, chiến đấu giải phóng miền Nam, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy cao độ cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu. Quân ta đã sáng tạo dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực của Mỹ, bộ đội phòng không đã khéo sử dụng tên lửa bắn rơi máy bay B52 được trang bị khí tài gây nhiễu hiện đại. Bộđội hải quân kết hợp với bộ đội công binh và ngành giao thông vận tải biển đã sáng tạo ra những phương tiện để rà phá các loại bơm, mìn, thủy lôi hiện đại của địch. Các cơ sở nghiên cứu khoa học của ta đã có những thành tựu phục vụ sản xuất và chiến đấu phù hợp với thực tiễn của nước ta,…

Xây dựng nền QPTD và hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc XHCN, thực hiện chiến tranh nhân dân giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà là nội dung cơ bản trong tư tưởng QPTD của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này.

1.3.2.3.2. Xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Xây dựng tiềm lực của nền QP bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp phục vụ kháng chiến chống đế quốc Mỹ là xây dựng tất cả các tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực khoa học - kỹ thuật, tiềm lực quân sự. Các tiềm lực QP ngày càng được củng cố và phát triển cùng với sự lớn mạnh

của miền Bắc XHCN. Trải qua những năm tháng dài mất nước, nhân dân ta mới giành được độc lập, tự do, thực sự làm chủ xã hội mới, từ thân phận nô lệ của người dân bị mất nước trở thành người dân của đất nước có chủ quyền. Quá trình nhân dân ta càng ra sức xây dựng miền Bắc XHCN cũng chính là quá trình xây dựng, hình thành và phát triển các tiềm lực của nền QPTD của chếđộ mới.

Trong quá trình xây dựng tiềm lực QP, Hồ Chí Minh rất chú ý xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần. Tiềm lực chính trị - tinh thần của nền QPTD thực hiện biểu hiện ở hệ tư tưởng chính trị, trình độ nhận thức, niềm tin, ý chí quyết tâm, trạng thái tâm lí…

Để xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần của nền QP, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải không ngừng giáo dục chính trị, tư tưởng cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ trong LLVT, coi đó là biện pháp cơ bản trước hết. Kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp luật pháp. Người cho rằng: “Giáo dục là chính, nhưng đối với những kẻ ngoan cố không chịu sửa đổi thì chính quyền phải dùng phép luật. Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân”[18, tr.453].

Theo tư tưởng Hồ chí Minh, củng cố, xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là một nhân tố quan trọng trong xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần của nền QPTD. Hậu phương là chỗ dựa vững chắc của tiền phương, là cơ sở xây dựng, củng cố niềm tin tất thắng cho mọi tầng lớp nhân dân, cho cán bộ, chiến sĩ trong LLVT.

Về mặt chính trị - tinh thần, sự hậu thuẫn đó là lòng yêu mến, quý trọng, sẵn sàng ủng hộ, giúp đỡ, gửi gắm, tin tưởng của đồng bào hậu phương đối với những chiến sĩ ở tiền phương. Về kinh tế sự hậu thuẫn đó là đồng bào ở hậu phương ra sức phát triển sản xuất, tăng gia làm ra nhiều của cải cho xã hội và để tăng cường sức mạnh cho nền QP. Ông cha ta đã nói: thực túc thì binh cường.

Theo Hồ Chí Minh, tiềm lực kinh tế là một nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh QP của đất nước. Xây dựng tiềm lực kinh tế là phải xây dựng và phát triển mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng.

Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, cũng như trong sự nghiệp củng cố QP. Người khẳng định sự cần thiết phải công nghiệp hóa hiện đại hóa

ngành kinh tế quan trọng này, làm cho đất nước giàu về kinh tế, vững mạnh

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒCHÍ MINH VỀ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG Ý THỨC BẢO VỆ TỔQUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO THANH, THIẾU NIÊN TỈNH AN GIANG TỪNĂM 2006 ĐẾN NAY (Trang 42 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)