Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luậtvề đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (Trang 81 - 84)

III. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

2.Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luậtvề đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị

Thứ nhất, cần thiết lập quan hệ gắn bó với khách hàng và thị trường, chú trọng

mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

Tăng cường hơn nữa trình độ chuyên môn hoá trong công việc đồng thời tạo sự liên kết linh hoạt, chặt chẽ giữa công ty với các đơn vị trực thuộc

Thứ hai, triển khai đồng bộ có hệ thống công tác đào tạo, tạo điều kiện tốt nhất

cho cán bộ công nhân viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh: Đủ về số lượng - Giỏi về chuyên môn - Khoa học về tổ chức - Chuyên nghiệp về phong cách

Thứ ba, tăng cường đầu tư vào máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực thi công.

Tiếp cận, áp dụng kịp thời, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong mọi hoạt động của Tổng Công ty, chú trọng đầu tư chiều sâu và cải thiện môi trường làm việc của người lao động. Thực hiện đổi mới không ngừng hoạt động quản lý, đưa việc áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, tiên tiến (ISO 9001:2000, ISO 14000, TQM...) trở thành bản thân quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nền văn hóa chất lượng của Tổng Công ty.

Thứ tư, thay đổi cơ cấu chi phí nhằm hạ giá thành xây lắp để có giá dự thầu hợp lý

tăng khả năng cạnh tranh của Tổng Công ty.

Trong quá trình dự thầu, giá dự thầu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thắng thầu của một doanh nghiệp. Để cạnh tranh về giá thầu Tổng Công ty buộc phải cắt giảm các khoản chi phí để giảm giá dự thầu, lựa chọn giá dự thầu linh hoạt, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và doanh thu có lãi. Để làm được điều này Tổng Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Giảm chi phí gián tiếp cho bộ máy quản lý doanh nghiệp bằng các hình thức sắp xếp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, năng động hơn tránh tình trạng trì trệ.

- Nâng cao năng suất của người lao động. Có thể thực hiện điều này bằng cách: Có chế độ khen thưởng phù hợp, khuyến khích người lao động nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật mới để ứng dụng trong thực tế sản xuất, giảm sức lao động chân tay.

- Giảm chi phí nguyên vật liệu thừa bằng cách giảm phế phẩm, phế liệu

- Nâng cao năng suất thiết bị bằng cách sử dụng tiết kiệm nhiên liệu. Khuyến khích sử dụng tiết kiệm, thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra máy móc theo định kì.

Vốn trong kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Thực tế đang tồn tại một “vòng luẩn quẩn” về tình trạng nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản: Chủ đầu tư nợ các nhà thầu, nhà thầu nợ Ngân hàng, nợ các đơn vị cung ứng vật tư, nợ thuế Nhà nước, nợ tiền lương công nhân, nhà thầu chính nợ nhà thầu phụ, các đơn vị chiếm dụng vốn lẫn nhau... Theo thống kê của Hiệp hội nhà thầu Việt Nam, số nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản của cả nước tính đến thời điểm 31/12/2004 là trên 14.000 tỷ đồng. Con số khổng lồ này cho thấy tình trạng nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản không những gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp thi công mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến Ngân hàng đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp đó. Và trong số 14.000 tỷ đồng kia, chắc chắn tỷ lệ nợ tồn đọng tại các Ngân hàng trong cho vay xây dựng cơ bản là không nhỏ. Nguyên nhân của vấn đề này là gì?

Có thể nói, nguyên nhân cơ bản nhất gây ra tình trạng nợ đọng triền miên trong xây dựng cơ bản là do vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp trong khi các dự án đầu tư được trình duyệt thì rất nhiều. Đôi khi, chủ đầu tư làm liều vì một sức ép nào đó sau đó chạy đôn chạy đáo để được cấp vốn thanh toán. Nguyên nhân thứ hai là sự lãng phí, thất thoát xảy ra ở hầu hết các khâu của quá trình đầu tư xây dựng do năng lực quản lý. Chất lượng hạn chế trong quản lý do đạo đức sa sút, yếu kém, ý thức chấp hành pháp luật không nghiêm, không tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng như: không tuân thủ các trình tự, thủ tục quy định; không tuân thủ Quy chế đấu thầu... Trong đó lý do đạo đức nghề nghiệp là nguy hiểm và phổ biến hơn cả. Do đó, khoản nợ đọng này được xử lý khoản khác lại phát sinh theo kiểu “con chị đi, con dì lại lớn”. Không thể có một giải pháp duy nhất nào giải quyết một cách hữu hiệu tình trạng nợ tồn đọng triền miên trong xây dựng cơ bản, mà phải áp dụng đồng bộ có hệ thống các biện pháp của các ngành các cấp liên quan.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là một công ty lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng với năng lực tài chính vững mạnh. Tuy nhiên, hiện nay Công ty đang trực tiếp thi công nhiều công trình nên nhu cầu về vốn lưu động là rất lớn. Mặt khác, một số công trình đã thực hiện và bàn giao cho chủ đầu tư nhưng chưa được thanh toán gây nên tình trạng ứ đọng vốn làm cản trở việc thi công các công trình khác.

Do đó Tổng Công ty cần thực hiện một số biên pháp sau nhằm tăng khả năng thu hồi vốn:

- Mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng công trình, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận

- Thi công dứt điểm từng hạng mục công trình tránh tình trạng kéo dài ứ đọng vốn, không quyết toán được

- Tăng cường mở rộng và tạo mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng nhằm khai thác tối đa khả năng thu hồi vốn.

- Duy trì, tạo lập mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên, nhiên vật liệu để có được điều kiện thanh toán thuận lợi nhất phù hợp với tiến độ thi công

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (Trang 81 - 84)