Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu 136 Tăng cường hoạt động Marketing tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Láng Hạ (Trang 48 - 53)

- Trong công tác tiếp cận dự án còn một số khó khăn, vướng mắc do nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc không thực hiện được dự

NÔNG THÔ N CHI NHÁNH LÁNG HẠ

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế, các sản phẩm ngân hàng tương đối giống nhau; công nghệ ngân hàng và các máy móc trang thiết bị có thể mua trên thị trường.Quyết định thành công trong kinh doanh của Chi nhánh cũng như của các ngân hàng thương mại chính là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên(CBNV). Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong các NHTM hiện nay có ý nghĩa quan trọng và là nhân tố quyết định sức cạnh tranh của Chi nhánh

Để tránh tình trạnh nguồn nhân lực của Ngân hàng hiện nay được coi là còn nhiều bất cập. Chi nhánh Láng Hạ nên có những qui trình tuyển dụng phù hợp để chọn ra những nhân viên thực sự có năng lực ví dụ như công khai tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, mời các giảng viên đại học tham gia công tác xét tuyển. Đồng thời cần phải bồi dưỡng thêm những nhân viên hiện tại qua việc phối hợp đào tạo với các trường đại học, thường xuyên mở các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, các nhà phân tích và các doanh nghiệp

Ngoài việc nên cơ cấu lại đội ngũ nhân viên thì Chi nhánh Láng Hạ nên đánh giá nhu cầu về nhân sự ở tương lai từ đó có những biện pháp đáp ứng bằng cách thường xuyên cấp học bổng cho sinh viên để thu hút tài năng, luôn giành 1 lượng nhu cầu tuyển dụng giao trực tiếp cho các trường đại học để họ xét tuyển, lựa chọn vừa đảm bảo công bằng, vừa chọn được những con người ưu tú. Ngân hàng cũng nên chú trọng tới việc đào tạo lớp quản lý kế cận, cần chọn ra những người có đủ năng lực, tiến hành đào tạo theo hình thức luân chuyển để có được những nhà lãnh đạo xứng đáng đủ năng lực đảm nhiệm công việc. Công tác này giúp cho ngân hàng tránh được tình trạng thừa nhân viên nhưng lại thiếu cán bộ quản lý.

Để bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu cấp bách trong thời gian tới, bài viết xin được đưa ra một số giải pháp chính sau:

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh của các NHTM:

- Đào tạo cơ bản đối với cán bộ mới, bao gồm cán bộ mới tuyển dụng, cán bộ mới từ nghiệp vụ khác chuyển sang. Nội dung và thời gian đào tạo từng khóa khác nhau căn cứ vào tính chất và đặc thù của các loại nghiệp vụ. Phương pháp đào tạo cơ bản phải bài bản, lý thuyết là chủ yếu gắn với liên hệ thực tế từ các chi nhánh và trong hệ thống.

- Đào tạo nâng cao đối với cán bộ nghiệp vụ có trình độ và thời gian công tác nhất định. Loại hình đào tạo này chủ yếu nâng cao kỹ năng tác nghiệp và trình độ xử lý các tình huống nghiệp vụ ...nên nội dung giảng dạy của giảng viên sát với thực tế, nhằm nâng cao trình độ tác nghiệp cho người học. Giảng viên khóa học này chủ yếu là giảng viên kiêm chức(GVKC), có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu về lĩnh vực nghiệp vụ liên quan, có nhiều thông tin và kinh nghiệm xử lý các tình huống nghiệp vụ tại các chi nhánh NHTM. Phương pháp giảng dạy khác với đào tạo cơ bản, chủ yếu là câu hỏi gợi mở, trao đổi hướng dẫn học viên thảo luận.

- Đào tạo chuyên sâu: Mỗi nghiệp vụ ngân hàng nên chia thành những cấp độ chuyên sâu khác nhau.Ví dụ: đào tạo Cán bộ tín dụng Ngân hàng có đào tạo, bồi dưỡng chung bao gồm đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao. Đào tạo chuyên sâu sát với thực tế công việc của từng đối tượng nghiệp vụ cụ thể theo những quy trình nghiệp vụ cụ thể.Có như vậy nhân viên mới có điều kiện nâng cao năng suất lao động, chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh doanh.

- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức: do hoạt động kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh tế rất nhạy cảm và năng động nên các kiến thức mới hàng năm

cần được cập nhật cho CBNV nghiệp vụ theo định kỳ.Có các hình thức bồi dưỡng khác nhau như: đào tạo trực tiếp tại các chi nhánh, tại các trường đại học, các học viện; tại nước ngoài...

Mỗi khóa có thể cập nhật kiến thức về cơ chế, chính sách mới của Nhà nước và kiến thức lý luận, khoa học mới về kinh nghiệm thực tế tổng kết từ thực tiễn hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh.Giảng viên có thể mời từ các trường Đại học, Viện nghiên cứu, cơ quan hoạch định chính sách của Chính phủ và các Bộ, có thể là kiêm chức tại Chi nhánh

- Tập huấn các văn bản, chế độ mới: Các văn bản, chế độ mới của Chính phủ liên quan đến ngân hàng, của Ngân hàng Nhà nước, của NHTM cần được tổ chức tập huấn. Tùy theo từng đối tượng cán bộ, nhân viên lựa chọn hình thức tổ chức tập huấn phù hợp và nội dung của các văn bản chế độ mới ban hành.Có thể tổ chức tập huấn cho các cán bộ chủ chốt (Giám đốc, Phó Giám Đốc, các trưởng phòng nghiệp vụ chi nhánh). Sau đó họ về tập huấn lại cho CBCNV tại chi nhánh.

Nâng cao chất lượng đào tạo tại Chi nhánh.

Để nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Chi nhánh có thể tham khảo 1 số biện pháp sau :

- Phân loại đối tượng đào tạo:Do đặc điểm các NHTM có nhiều loại cán bộ có trình độ khác nhau, nhiều nghiệp vụ khác nhau nên muốn nâng cao chất lượng đào tạo , bồi dưỡng cán bộ phải thực hiện phân loại đối tượng đào tạo để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho phù hợp với từng đối tượng đào tạo.

Phân loại cán bộ căn cứ vào chức năng công tác bao gồm:Cán bộ quản trị điều hành, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia; nhân viên tác nghiệp.

Có hai loại giảng viên: giảng viên ngoài NHTM và giảng viên kiêm chức (GVKC) đang làm việc tại NHTM. GVKC chủ yếu dạy về thực hành, rất cần thiết trong bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tác nghiệp cho nhân viên bán hàng.Bên cạnh những kiến thức lý thuyết có được, Chi nhánh cần có một đội ngũ GVKC giúp học viên trong quá trình đào tạo gắn liền với thực tiễn kinh doanh tại cơ sở, giải đáp các tình huống nghiệp vụ phát sinh khi đưa các cơ chế, quy chế vào thực tiễn kinh doanh ngân hàng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giảng dạy cần được trang bị đầy đủ và tiện nghi, tạo không khí học tập, môi trường sư phạm, điều kiện sức khỏe tốt nhất cho học viên, giảng viên để đạt được kết quả cao nhất.

- Các cơ chế động lực khuyến khích người học: cần thiết phải có các cơ chế động lực vừa mang tính hành chính, vừa mang tính chất động viên, khuyến khích người học như: Tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khen thưởng vật chất tinh thần cho người học đạt điểm cao nhất, lựa chọn những người giỏi nhất đi thăm quan, khảo sát, học tập ở nước ngoài; kết hợp đào tạo với sử dụng cán bộ, giao nhiệm vụ cao hơn cho người học

- Vấn đề tự đào tạo nâng cao trình độ: Chi nhánh cần có cơ chế rõ ràng, đặc biệt là cơ chế về tiền lương, tiền thưởng trong kinh doanh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngày càng có nhiều người tự đào tạo nâng cao năng suất lao động, chất lượng công tác và hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh.

3.2.6.Thực hiện chính sách giá cả hợp lý, cạnh tranh theo quan điểm marketing.

Thực tế cho thấy rằng, thị trường Hà Nội hiện rất nhạy cảm với lãi suất và Phí các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Do đó để thực hiện chính sách lãi suất và phí hợp lý thì Chi nhánh Láng Hạ cần làm những công việc sau:

Thứ nhất, áp dụng lãi suất và phi linh hoạt, phân biệt về lãi suất và phí

đối với từng nhóm khách hàng, đặc biệt phải ưu tiên những nhóm khách hàng đem lại nhiều lợi nhận cho ngân hàng.

Thứ hai, cần phải chấp nhận không thu phí hoặc thu phí thấp đối với

các dịch vụ phụ trợ nhằm thu hút các giao dịch lớn có khả năng đưa lại lợi nhuận lớn hơn.

Thứ ba, áp dụng chính sách giá cả theo giá trị cảm nhận của khách

hàng. Một số dịch vụ của Ngân hàng được khách hàng đánh giá có chất lượng cao hơn hẳn các ngân hàng trên địa bàn, thì ngân hàng nên định giá cao theo giá mà khách hàng cảm nhận được. Thực hiện chính sách giá theo giá trị cảm nhận mà tại đó dù mất đi 1 lượng khác hàng nhỏ nhưng lại đạt được phần lợi nhuận lớn hơn.

Để thực hiện chính sách giá cả theo quan điểm marketing, Chi nhánh Láng Hạ cần tổ chức các buổi họp quyết định về giá cả có sự tham gia của mọi bộ phận trong ngân hàng trên cơ sở đánh giá mức chung của thị trường.

Một phần của tài liệu 136 Tăng cường hoạt động Marketing tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Láng Hạ (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w