Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 (Trang 26 - 29)

Đối tượng điều tra: Giáo viên Ngữ văn hai trường THPT Kim Liên và THPT Cao Bá Quát

Số lượng: 10 giáo viên

Mức độ Rất cần thiết Khá cần thiết Không cần thiết

Số giáo viên 2 4 4

20% 40% 40%

Bản điểu tra cho biết, nhiều giáo viên cần có qui trình dạy đọc hiểu rõ ràng. Số còn lại tuy trả lời “không cần thiết” nhưng khi chúng tôi phỏng vấn, đa số đều nói rằng cần phải chỉnh sửa qui trình dạy của mình, yêu cầu sự làm việc của học sinh nhiều hơn, và chính bản thân giáo viên cũng cần phải tìm tòi, đổi mới.

3.2. Những điểm giáo viên cần lưu ý khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi nước ngoài (SGK Ngữ văn 11) nước ngoài (SGK Ngữ văn 11)

Qua những khó khăn và thực trạng giảng dạy, giải pháp đặt ra đối với giáo viên dạy học văn học nước ngoài, cụ thể là với các tác phẩm văn xuôi nước ngoài, đó là:

+ Tăng cường kiến thức lịch sử và văn học của tác phẩm có liên quan. + Thường xuyên bổ sung tư liệu mới có liên quan đến tác phẩm (Cho đến nay, rất ít thầy cô được đọc trọn vẹn tác phẩm hoặc hiểu biết rõ về tác giả, mà đã dạy học đoạn trích).

+ Nên giới thiệu tác phẩm trọn vẹn để minh họa cho đoạn trích.

Để đi tới qui trình hóa được việc lựa chọn và hoạt động dạy học là một công việc cần tiến hành trong một thời gian dài, với sự tham gia của nhiều người, nhiều chuyên gia, đặc biệt là đội ngũ thầy cô giáo đang đứng lớp.

Giảng VHNN dễ gây hứng thú cho học sinh vì tính chất mới lạ của nó. Nếu thiếu cái nhìn toàn cảnh, chúng ta sẽ không khai thác được triệt để ưu thế

này. Cách hướng dẫn học sinh lần đầu đến thăm một vườn hoa không giống như khi đến thăm lần nữa. Đưa học sinh vào một bài VHNN phải tạo một không khí gì khác so với giờ giảng một bài Văn học dân tộc. Nếu không, rút cục học sinh thường chỉ nhớ được những bài văn, bài thơ qua bản dịch, cũng na ná như những bài văn, bài thơ khác; nhớ được họ tên tác gia nhưng cũng không giữ được ấn tượng gì thật lắng đọng, vì chỉ lướt qua như bao họ tên tác gia khác cần phải nhớ; nếu có gì “đặc biệt” với khá đông học sinh, có lẽ chỉ là ở chỗ các danh từ riêng nước ngoài (tên nhà văn, tên nhân vật…) khó đọc, khó nhớ hơn.

Cũng như thơ và kịch, học sinh tiếp xúc với các truyện ngắn và các đoạn trích tiểu thuyết qua bản dịch, không có bản dịch sát nghĩa kèm theo để giáo viên có thể đối chiếu. Đối với văn xuôi, điều này được coi như không quan trọng lắm, miễn sao có bản dịch tốt, trung thành tối đa với nguyên bản. Các đoạn trích giảng đưa vào SGK đều sử dụng những bản dịch có sẵn, chỉ một số bài người biên soạn ghi chú là đã đối chiếu, sửa chữa so với nguyên bản. Điều đó không ảnh hưởng nhiều khi chúng ta phân tích bài văn căn cứ vào những đường nét lớn của các nhân vật cũng như tình tiết diến biến của các sự kiện, vì truyện ngắn và tiểu thuyết thường có cốt truyện hiểu theo nghĩa là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình động của các tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [37, tr.71]. Đấy là yếu tố tương đối bền vững, ít bị biến dạng khi dịch tác phẩm sang một ngôn ngữ khác.

Nhưng nếu chúng ta quan niệm nội dung tác phẩm (hay bài văn) một cách đúng đắn hơn, không phải chỉ là cái “cốt truyện” trần trụi, mà là cốt truyện gắn liền với hệ thống từ ngữ được nhà văn lựa chọn và tổ chức theo một nghệ thuật riêng (không kể nhạc điệu của lời văn khó lòng giữ lại được ở bản dịch). Nói khác đi, nếu muốn phân tích bài văn theo hướng thi pháp, khám phá những giá trị thẩm mĩ, từ đó tìm đến với nội dung thông báo nghệ thuật, thì chúng ta phải hết sức cẩn thận, xem bản dịch đã được người soạn SGK ghi chú kiểm tra lại so với nguyên bản hay chưa. Chẳng hạn, bài giảng văn “Đương đầu với đàn cá dữ” trong SGK Văn 12 trích từ tác phẩm “Ông già và biển cả” của E.

Hemingway, là theo bản dịch của Huy Phương, mà như dịch giả Huy Phương đã ghi chú, đây là bản dịch gián tiếp qua bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp, vì vậy không tránh khỏi có những chỗ xô lệch câu chữ. Bản dịch có đoạn: “Lão vụt nháo nhào lên những chiếc đầu và nghe rõ tiếng những hàm răng táp sần sật. Chiếc thuyền con chòng chành trên những cái lưng cá mập”. Hình ảnh “chiếc thuyền con chòng chành trên những cái lưng cá mập” là một chi tiết rất hay, có thể phân tích ý nghĩa về nhiều phương diện, nhất là có thể khai thác ý con thuyền không phải bơi trên nước mà bơi trên lưng lũ cá… Duy có điều là nếu đem đối chiếu với nguyên bản thì thấy hai bên xa nhau quá và chuyện con thuyền chòng chành trên lưng cá mập có phần nào quá đáng. Trong SGK hợp nhất Văn học 12, đoạn trích này sử dụng bản dịch của Lê Huy Bắc dịch từ nguyên bản tiếng Anh thay cho bản dịch của Huy Phương và câu đó được dịch như sau: “Lão nện chày xuống mấy cái đầu, nghe tiếng răng bập và cảm thấy con thuyền chao đảo khi chúng luồn xuống dưới”.

Ngay cả bản dịch của những dịch giả có kinh nghiệm đôi khi vẫn không tránh khỏi ít nhiều xô lệch so với nguyên bản vì các lí do khác nhau. Chính vì vậy, trong sách giáo viên Văn 12, khi hướng dẫn giảng Số phận con người của M. Sôlôkhôp, Nguyễn Hải Hà có lí khi viết: Đã có nhiều bản dịch Số phận con người sang tiếng Việt. Có thể kể ra bản dịch của Mạnh Cầm, Nxb Văn học, Hà Nội, 1959, bản dịch của cố giáo sư Nguyễn Duy Bình in trong tập Truyện sông Đông của M. Sôlôkhôp, Nxb Văn học, Hà Nội, 1984. Cũng bản dịch này được in lại trong Tuyển tập Mikhain Sôlôkhôp, Nxb Cầu Vồng, Matxcơva, 1987. Đây là bản dịch từ nguyên tác tiếng Nga, chất lượng tương đối khá. Văn bản dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển cái hay cái đẹp của nguyên tác. [23, 18]

Ngoài những yếu tố chung cho nhiều thể loại văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn là loại hình trong đó các thủ pháp kể và tả, việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện và điểm nhìn của người kể chuyện, nghệ thuật xử lí không gian và thời gian của truyện… đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi phân tích văn bản, giáo viên cần bám chắc vào những cơ sở này, xem chúng góp phần vào sự hình thành

nội dung mang tính nghệ thuật của tác phẩm như thế nào để bài giảng bám sát tính đặc thù của thể loại.

Yếu tố dễ nhận thấy nhất và cũng dễ làm cho bài giảng trở nên sinh động là cốt truyện. Cốt truyện không tự nó sinh ra, không có sẵn, kể cả những tác phẩm “hiện thực” nhất, kể cả khi nhà văn làm ra vẻ như chỉ ghi lại câu chuyện có thật xảy ra ở ngoài đời. Từ các đường nét lớn đến cách tổ chức, sắp xếp các diễn biến, nhiều khi cả ở cấp độ chi tiết, đều có dụng ý nghệ thuật quan trọng của nhà văn. Khi giảng, giáo viên nên hướng học sinh lưu ý đến “cách làm” của tác giả, không đơn giản chỉ là để trả lời câu hỏi: “chuyện xảy ra như thế nào?”, mà còn phải trả lời câu hỏi “Tại sao tác giả lại để cho câu chuyện xảy ra như thế?”. Đồng nhất những gì diễn ra trong tác phẩm với những gì xảy ra ở ngoài đời là điều học sinh cần tránh khi cảm thụ văn chương.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước ngoài SGK Ngữ văn 11 (Trang 26 - 29)