Về nguồn nhân lực của SCB

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 55 - 58)

56

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong chính sách hoạt động của một NHTM, giữ vai trị nền tảng thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Qua 15 năm hoạt động, nguồn nhân lực của SCB đã cĩ sự thay đổi căn bản về cả chất và lượng theo chiều hướng tích cực, gĩp phần thiết thực trong việc thực hiện tiêu chí của SCB: “Hướng tới sự hồn thiện vì khách hàng”.

Đi từ một ngân hàng với 87 nhân viên, trong đĩ chỉ cĩ 5 người cĩ trình độ đại học vào năm 2003, đến 30/07/2007 đội ngũ cán bộ - cơng nhân viên của SCB đã là 870 người, trong đĩ nhân viên tín dụng là 180 người, độ tuổi trung bình là 30. Trình độ chủ yếu là đại học, các trình độ dưới đại học chủ yếu làm cơng tác kiểm ngân, bảo vệ, lái xe, tiếp tân, tạp vụ.

BIỂU ĐỒ 2.10. CƠ CẤU CÁN BỘ CƠNG NHÂN VIÊN THEO GIỚI TÍNH

45%

55% Nam

Nữ

BIỂU ĐỒ 2.11. CƠ CẤU CÁN BỘ CƠNG NHÂN VIÊN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MƠN 6.60% 1.87% 6.17% 16.36% 61.12% 7.89% Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Phổ thơng trung học Phổ thơng cơ sở

57

Để đưa SCB trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam và cĩ thể hội nhập tốt vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh các yếu tố khác, Ban Lãnh đạo Ngân hàng đang từng bước xây dựng một đội ngũ nhân viên chuẩn hĩa về hình thức bên ngồi lẫn trình độ chuyên mơn.

Mỗi một nhân viên SCB khi đi làm luơn phải cĩ đồng phục chỉnh tề (quần áo, logo, bảng tên, cavat đối với nam và búi tĩc đối với nữ). Đây là yếu tố hữu hình tạo nên nét chuyên nghiệp cho SCB trong giao dịch với khách hàng. Ngồi ra, SCB cịn chuẩn hĩa đội ngũ nhân viên thơng qua các quy định về Văn hĩa SCB, Cách giao tiếp với khách hàng qua điện thoại.

Cán bộ nhân viên tại SCB thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn ngắn và trung hạn về chuyên mơn nghiệp vụ do các giáo viên nội bộ của SCB hoặc các giảng viên của Trường Đại học Kinh tế và Đại học Ngân hàng đảm nhiệm. Ngồi ra, nhân viên nào muốn theo học các khĩa đào tạo bên ngồi sẽ được SCB hỗ trợ 100% học phí (được quy định rõ trong chính sách đào tạo). Bên cạnh đĩ, SCB cịn liên kết với Trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngân hàng (BTC) để luân phiên đào tạo cho tất cả nhân viên tiền sảnh các kỹ năng đàm phán, kỹ năng phục vụ khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Để thu hút nhân tài, SCB đưa ra chính sách đãi ngộ khá hấp dẫn. Cĩ thể nĩi mặt bằng thu nhập tại SCB được đánh giá là tương đối cao trong khối NHTM mà đặc biệt là các NHTMQD. Thu nhập trung bình của cán bộ cơng nhân viên SCB trong năm 2006 đạt 11,2 triệu đồng/tháng. Do đĩ, SCB đã thu hút được một bộ phận khơng nhỏ nhân viên giỏi từ các ngân hàng này, trong đĩ chủ yếu là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam. Chính bộ phận này hiện đang làm nồng cốt cho sự phát triển bền vững của SCB. Ngồi ra, để bổ sung nguồn nhân lực cho quá trình phát triển, SCB đã đi từ gốc là tuyển dụng các sinh viên khá giỏi tại Trường Đại học Kinh tế và Đại học Ngân hàng thơng qua việc đồng tổ chức những cuộc thi như: “chuyên viên tài chính ngân hàng”, “thử tài kinh

58

doanh”. Chính sách thu nhập cao đã thúc đẩy cán bộ cơng nhân viên hăng say làm việc, cống hiến vì sự phát triển chung của SCB với phong cách chuyên nghiệp.

Bên cạnh những đãi ngộ về mặt tinh thần và vật chất, SCB cũng cĩ chế độ thưởng phạt rõ ràng. SCB thực hiện xếp loại thi đua A, B, C hàng tháng để xem xét, đánh giá mức độ vi phạm của cán bộ nhân viên, nặng nhất là cho thơi việc. Cịn đối với những nhân viên cĩ đĩng gĩp tích cực vào sự phát triển chung của SCB sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)