Luận giải tín ngưỡng phồn thực từ góc độ Tính dục, Vô thức

Một phần của tài liệu Tiếp cận tín ngưỡng phồn thực từ góc nhìn Phân tâm học (Trang 26 - 57)

2. Luận giải Tín ngưỡng phồn thực từ góc độ bản chất Tính dục, Vô thức và Tôn giáo

2.2.1.Luận giải tín ngưỡng phồn thực từ góc độ Tính dục, Vô thức

Quan điểm tính dục của Freud không phải là không có sức nặng nhất định trong suy luận tâm lý khi diễn giả tín ngưỡng phồn thực.

Ta hãy lấy sơ đồ diễn giải quan điểm về hệ thống ba cấp độ tâm thức con người để làm cơ sở phân tích.

Nếu coi toàn bộ cấu trúc tâm thức là một tảng băng trên biển thì “cái ấy“ là phần chìm nhất, không lộ diện nhưng lại vẫn là một phần kết cấu không thể thiếu làm bệ đỡ cho “cái tôi“ (là cái hiển lộ nhằm tìm ra sự đồng thuận từ thực tiễn), nó cách khác, “cái ấy“ là nơi sâu kín nhất, bản năng nhất, nguyên sơ nhất của con người, là nơi chứa đựng những hình thái tinh thần cổ xưa được bao bọc bởi lớp chắn tư duy là vô thức. Lớp chắn này rất linh hoạt, dày hay mỏng phụ thuộc vào việc “cái tôi“ kiểm soát cái ấy đến mức độ nào. Một khi nó lớp chắn này do tác động ngoại cảnh mà bị tạm thời phá vỡ, nó sẽ bộc lộ những tiềm thức thứ cấp mà con người luôn cố gắng trấn áp nhằm đạt tới sự hoàn thiện theo chuẩn mực. Từ “cái tôi“ cố gắng chuẩn mực hóa đó, con người còn mang một thứ gần giống như sự hòa hợp giữa “cái tôi“ và “cái ấy“, đó là “cái siêu tôi“, nơi luôn giằng xé giữa cái muốn hòa hợp và cái muốn thoát ra. Để rồi tổng hợp chúng lại, ta tạo ra được ý thức và sự biểu hiện bề ngoài như phần chỏm nhọn của tảng băng, được nhận diện và chấp nhận hiện hữu.

Moi : Cái Tôi, Le Ça : Cái Ấy, Surmoi : Cái Siêu Tôi, Insconscience : Vô thức, Préconscience : Tiền ý thức, Conscience : Ý thức.

Ta lại phân tích sơ đồ trên. Theo đó, “cái tôi“ chịu tác động từ “cái ấy“ và “cái siêu tôi“ để tỏ thái độ hay phản ứng (die Reaktion) ra bên ngoài. “Cái ấy“ chịu tác động về sự quyến rũ hay thu hút từ môi trường sống (die Umwelt), trong khi đó “cái siêu tôi“ chịu những tư tưởng và định kiến về đạo đức, về chuẩn mực xã hội (die Wert – und Normvorstellungen). Vậy là một cái mang yêu cầu về sự hứng thú, một cái mang yêu cầu về đạo đức con người, cả hai cái đó tác động đến “cái tôi“ nhằm từ đó, “cái tôi“ định hình ra một sự so sánh và chọn lựa nhằm tạo ra một phản ứng thích hợp nhất, trả ngược lại môi trường khách quan.

Vậy, khi ta đặt ý muốn về sự sinh sôi nảy nở và suy trì nòi giống vào “cái ấy“, những luân lý về sự không miêu tả hay diễn giải trực tiếp vào “cái siêu tôi“, chúng ta sẽ có tín ngưỡng phồn thực ở vai trò “cái tôi“ như một phương thức biểu đạt mong muốn giải quyết ổn thỏa cả hai nhu cầu trên.

Các hình thức thờ cúng (sinh thực khí chẳng hạn), các hình thức diển tả mối quan hệ giao tính, hay hình thức “tắm tiên“ - một hình thức mà một số học giả đã cho là một tập tục khá kỳ lạ khi có những người trên 40 tuổi, hay những đôi nam nữ tắm cùng nhau mà không chút e dè; hay các sách nghiên cứu về tình dục học như Tố Nữ Kinh, Hoàng Đế Nội Kinh của Trung Quốc, Kamasutra (Dục Lạc Kinh) của Ấn Độ, sự khỏa thân trong các tác phẩm nghệ thuật hay các hoạt động tương tự trong thời kỳ hiện đại, theo tác giả, là một hình thức diễn đạt “cái ấy“ qua “cái tôi“ dưới hình thức mà Freud gọi đó là sự phô bày (exhibitionisme), nhằm giải quyết hay hạ nhiệt “cái ấy“ một cách duy tình mà vẫn đạt đến trình độ thẩm mỹ cao về nghệ thuật (nghệ thuật điêu khắc, sắp đặt trong không gian ...).

Chúng ta không đồng nhất bệnh học tâm thần với tín ngưỡng ở đây, mà giải quyết vấn đề dạng thức và động cơ dẫn tới sự phát sinh ra nó, thì rõ ràng ta sẽ có sơ đồ sau :

Ước muốn sinh sôi  “Cái Ấy“ Chuẩn mực xã hội  “Cái Siêu tôi“

Chỉ trích, phê phán, tổng hợp, cân đối  “Cái Tôi“  Tín ngưỡng phồn thực

Sự phô bày

Nói cách khác, tín ngưỡng phồn thực chính là một lối thoát tinh thần cho sự giải phóng “cái ấy“ một cách hợp lý nhất, “văn hóa nhất“.

Có thể thấy điều này qua luận thuyết về ba giai đoạn tiến hóa ý thức con người của ông :

- Những ham muốn đầu tiên là cơ sở mà nhờ sự biến đổi của nó, những hình thức tâm lý cao hơn được xuất hiện.

- Rốt cuộc thì những tầng lớp cổ xưa của tâm lý (cái vô thức) quyết định những hình thức cao hơn của đời sống tâm lý. Chính vì thế mà S. Freud thường nhấn mạnh ý nghĩa của những kinh nghiệm xúc cảm thời thơ ấu trong những xung đột tâm lý, trong hoạt động tưởng tượng của người lớn.

- Sự xung đột giữa “cái tự nhiên” (những ham muốn đầu tiên) và “cái văn hoá” (những ham muôn đã được biến đổi) ngày càng được tăng cường theo mức độ phát triển của tâm lý. Phần “tự nhiên”của cái tâm lý tuân theo nguyên lý mãn nguyện, nghĩa là mong muốn thực hiện mà thiếu sự cân nhắc tới hoàn cảnh bên ngoài. Phần “văn hoá” được định hướng bởi nguyên tắc hiện thực, nghĩa là hiện thực hoá mình trên cơ sở cân nhắc những điều kiện bên ngoài.3

Chúng ta có hình thức được văn hóa hóa, vậy là chúng ta có một dạng thức Văn hóa tính dục. Lao động làm ra con người và quan hệ tính giao tái sản sinh chủ thể lao động. Đó là một quan điểm phù hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử khi coi đó là một lối cư xử tự nhiên. Theo quan điểm đó, giao lưu tính dục dựa trên mối quan hệ dòng họ, rồi từ đó mới tác động lên cá nhân với sự ý thức mạnh mẽ từ cá thể dương tính cũng như sự tiếp nhận có tính bản nguyên của cá thể âm tính, tức là cả hai ý thức về bản thân và nội hàm quan hệ tính giao kể trên. Chỉ khi con người nhận thức điều đó mới có thể cấu thành một tín ngưỡng như tín ngưỡng phồn thực.

2.2.2.Luận giải tín ngưỡng phồn thực từ góc độ tôn giáo (theo quan điểm Phân tâm học)

Theo E.Phrom, tín ngưỡng hay tôn giáo là một sự bổ khuyết vào vô thức những hình thái tinh thần mà tự thân không thể hay không dám trực tiếp diễn giải. Tôn giáo, theo chức năng của nó, là một thứ tinh thần đưa con người vào một thế giới song song giữa thực và ảo bằng cách xoa dịu ý thức, đưa con người vào tình trạng mê đắm ảo nhưng hành động thật. Dĩ nhiên, với nguồn gốc là sự thu mình trước những thế lực siêu nhiên đồng thời tự tạo viễn cảnh tâm lý nhằm chống lại các thế lực bóc lột, tôn giáo hay tín ngưỡng đều có tác động tâm lý rõ rệt đến hành vi và nhận thức con người nhằm nương theo dòng chảy tư duy của tôn giáo hay tín ngưỡng. Tín ngưỡng phồn thực cũng nằm trong dòng chảy đó, can thiệp trực tiếp vào đời sống con người như sự thể hiện ước mong nhằm đạt tới điều đó đi kèm với sự trợ giúp của niềm tin mãnh liệt vào các thế lực vô hình mà quyền uy. Sự bổ khuyết vào vô thức đó đã tạo ra một tập tính lan 3 Nguyễn Huy Hoàng – Văn hóa dưới cái nhìn phân tâm học của Sigmund Freud, website

truyền, khiến nó được biểu hiện ở nhiều hoạt động xã hội, ăn sâu vào tiềm thức khiến chúng ta thể hiện nó theo một cơ chế phản xạ vô điều kiện được xác lập từ con đường phát triển giống nòi.

Cơ chế đó được thể hiện như sau :

Ý muốn  Biểu hiện  Tín ngưỡng phồn thực  Hình thức thể hiện tín ngưỡng  Các hoạt động khác có phương thức dẫn con người liên tưởng đến tín ngưỡng phồn thực  Ý thức về vai trò của sự hiện diện Tín ngưỡng phồn thực và cần phải nghiên cứu nó.

Với sơ đồ như vậy, tín ngưỡng này phát triển liên tục, đa dạng và thể hiện vai trò của nó khắp nơi, theo chức năng sẵn có của nó.

Tiểu kết :

Bằng lý luận về tính dục và vô thức, chúng ta giải quyết vấn đề động cơ và sự cấu thành tín ngưỡng phồn thực. Song song với đó là sự nhìn nhận theo quan điểm tôn giáo về tín ngưỡng phồn thực như một sự phản chiếu (reflection) ý muốn ra bên ngoài nhằm bổ sung cho vô thức. Sự bổ sung này được coi là phản ánh chủ thể khách quan một cách chủ quan vào đầu óc con người nhằm từ đó sản sinh ra những hình thái tư duy tương ứng, có mức độ tùy thuộc vào cấp độ phản chiếu.

Theo tuyên bố Venice năm 1986, các học giả đoạt giải Nobel đều thống nhất với ý kiến, thời đại của các phương pháp nghiên cứu bây giờ là bằng phương pháp liên ngành. Nhà nhân học văn hóa Mỹ G.P. Murdock cho rằng, có ít nhất là bốn hệ lý thuyết cần được áp dụng khi khảo nghiệm một vấn đề văn hóa học : xã hội học, nhân học văn hóa, tâm lý học hành vi ứng xử và phân tâm học.

Tín ngưỡng phồn thực, trong vai trò của một thành tố văn hóa, dĩ nhiên là hoàn toàn có khả năng được xem xét bởi một trong những hệ lý thuyết kể trên, mà ở đây là Phân tâm học. Ta không xem xét nó ở hình thức nó biểu lộ đặc điểm để khẳng định bản chất, mà bằng phương pháp Phân tâm, ta cố gắng giải thích nó ở tính phát xuất và khai triển hình thức tín ngưỡng. Vấn đề ở đây, do hạn chế về khuôn khổ, khó có thể được trình bày hết về sự biểu hiện văn hóa và bản lĩnh tồn tại trong văn hóa, nhưng dựa vào sự biện luận về vai trò và ý thức hình thành, đề tài ít nhiều đã đề cập được cái khung lý luận cho việc nghiên cứu tín ngưỡng hay tôn giáo từ một góc độ mới. Dù biết đây vẫn là một vấn đề mà vẫn chưa được tiếp nhận một cách trọn vẹn ở Việt Nam, tác giả chỉ có thể tham khảo từ những ý kiến của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện qua một số di cảo của ông hay một vài tác phẩm của Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại cũng về đề tài phân tâm học, tuy vậy, về cơ bản, việc hình thành một quan niệm khoa học về Phân tâm học ở Việt Nam đã có những chuyển động cơ bản. Ngoài ra, qua những nghiên cứu về phong tục, tập quán và lễ hội, việc xác lập tư duy tín ngưỡng cũng qua đó mà có một bước tiến về phương pháp luận, đặc biệt là trong vấn đề về tiếp biến văn hóa (acculturation)và bản sắc văn hóa dân tộc (cultural identity).

Tín ngưỡng phồn thực ở đây được phân theo chức năng (Biểu tượng) và Động cơ (Vô thức). Do còn có nhiều khúc mắc đặt ra, ví dụ như giải mã tư duy Âm Dương (Yin và Yang) từ góc nhìn này ( quan hệ giữa các thành tố và sự chuyển hóa giữa các thành tố, sự đan xen trong tư duy, sự khởi hình trong tư tưởng …) – do là một triết luận bác học, tính dân gian không cao, nên trong khuôn khổ hạn hẹp, chưa thể đưa vào nghiên cứu, nhưng cũng sẽ là một thử thách lớn khi tiếp tục nghiên cứu văn hóa tôn giáo từ những tư tưởng Phân tâm

hay Tâm lý học phân tích. Tuy vậy, trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu, cũng mong là sẽ có được những đóng góp về lý thuyết nhằm ứng dụng vào khảo nghiệm văn hóa học theo một quan điểm khác lối tư duy tuyến tính, nhất là trong một nội dung ảnh hướng sâu sắc đến tinh thần, vốn rất được coi trọng trong xã hội DUY TÌNH (sentimentalism) của người Việt nói riêng và cư dân Đông Nam Á nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Jean Chevalier và Alain Greerbrant, Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trường viết văn Nguy ễn Du, 1997

2. Đỗ Văn Khang (chủ biên), Mỹ học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, 2002

3. Sigmund Freud, Nguồn gốc văn hóa và tôn giáo - Vật tổ và Cấm kỵ, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, 2000.

4. Sigmund Freud, C.G.Jung, E.Fromm, R. Assagioli, Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2002, tái bản 2004.

5. Rosemary Ellen Guiley, Từ điển tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2005.

6. David Hicks, Ritual and Belief – Readings in the anthropology of religion, McGraw –Hill College, 1999.

7. Hồ Ngọc Đại, Chuyện ấy …, Nhà xuất bản Hà Nội, 1995.

8. David Stafford – Clark, Freud đã thực sự nói gì, Nhà xuất bản Thế giới, 1998.

9. Trần Ngọc Thêm – Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 1995.

10. Vũ Dũng, Tâm lý học Tôn giáo, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998.

11. Tạp chí Tâm lý học

Văn hoá dưới cái nhìn phân tâm học của Sigmund Freud

Nguyễn Huy Hoàng Website: www.chungta.com

Năm 1915, với việc S. Freud đọc giáo trình Nhập môn phân tâm học cho các sinh viên chuyên ngành tâm thần học tại các trường đại học ở Viên, có thể nói, Phân tâm học đã bắt đầu trở thành một trào lưu tư tưởng lơn của thế kỷ XX. Gần 100 năm đã trôi qua, dù cho xuất hiện không ít các quan điểm và ý kiến trái ngược nhau về học thuyết của S. Freud, nhưng Phân tâm học vẫn tiếp tục phát triển và tự khẳng định mình trong cuộc sống hôm nay. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, không phải y học đã cuốn hút S. Freud lúc còn trẻ mà ngược lại, chính ông lại quan tâm và chú ý đến các khoa học nhân văn. Ông chọn nghề bác sỹ bởi đó là cánh cửa bước vào đời hiếm hoi mở ra cho một chàng thanh niên Do Thái ở thành Viên. Trong sự trưởng thành của mình, S. Freud đã chuyển dần từ những vấn đề ứng dụng sang các vấn đề triết học. Bắt đầu từ việc nghên cứu bệnh loạn thần kinh, ông hướng tới việc vạch ra đề tài cái vô thức trong đời sống tâm lý của con người, hướng tới việc sáng tạo ra phương pháp phân tâm học. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, S. Freud hình thành học thuyết các cấp độ cơ bản của nhân cách. Vào những năm 20, ông phân tích những hiện tượng văn hoá xã hội (Tâm lý học đại chúng và việc phân tích cái tôi, 1921; Tương lai của một ảo tưởng, 1927; Đôxtôiepxki và kẻ giết cha, 1928). Vào cuối đời, S. Freud đã viết những công trình triết học: Sự không mãn nguyện bởi văn hoá (1930); Vì sao có chiến tranh (1933). Kế thừa tư tưởng của Sôpenhauơ và Nitsơ trong việc giải quyết những vấn đề văn hóa học, S. Freud đã xuất phát từ vấn đề nhân cách - một vấn đề đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau vào cuổi thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong một mức độ lớn, các kết quả nghiên cứu, tìm tòi của S. Freud phụ thuộc vào kinh nghiệm lâm sàng và những tư tưởng tâm lý học mà ông đã tiến hành một cách hạn chế nhưng đầy sự độc đáo. Sự ra tăng số lượng những người bị bệnh tâm thần và thần kinh đã làm ông xúc động, lo âu. S. Freud nhìn thấy nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng ấy trong mâu thuẫn giữa những khát vọng bên trong của con người với

những đòi hỏi bên ngoài của xã hội. Là một nhà tâm lý học, cách tiếp cận của S. Freud vơi văn hoá khác biệt với quan điểm của nhà kinh tế, nhà xã hội học hay chính trị học.Ông nghiên cứu vai trò của văn hoá trong đời sống tinh thần cua con người, những trải nghiệm ở con người qua những đòi hỏi của văn hoá. Có thể nói ngắn gọn rằng, S. Freud đã đưa ra cách tiếp cận phân tâm học với văn hoá.

Những thủ thuật của phân tâm học đem lại không ít sự bất ngờ. Các khám phá của nó thường không được chờ đợi và lắm khi còn gây sốc. Chẳng hạn, khi giải mã nụ cười đầy bí ẩn của La Giôcôngđơ trong tranh của Leôna đờ Vangxi,

Một phần của tài liệu Tiếp cận tín ngưỡng phồn thực từ góc nhìn Phân tâm học (Trang 26 - 57)