Tình hình cạnh tranh

Một phần của tài liệu 266 Lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm xăng 92 và xăng 95 của Công ty Xăng dầu An Giang giai đoạn 2006-2007 (Trang 31 - 33)

Trên thị trường xăng dầu tỉnh An Giang hiện nay có các đầu mối xăng dầu chuyên cung cấp các sản phẩm xăng dầu tương tự như Công Ty Xăng Dầu An Giang: đó là các đầu mối xăng dầu Quân Đội, Sài Gòn Petro, Dầu khí Đồng Tháp, PDC, mỗi một đầu mối xăng dầu đều có một thị trường riêng với thị phần của từng đầu mối như sau:

Biểu đồ 4.4: Thị phần của các đầu mối xăng dầu trên địa bàn An Gian

Giang

Với thị phần như trên thì có thể thấy rằng Công Ty Xăng Dầu An Giang đang dẫn đầu chiếm 32%, kế đó là Sài Gòn Petro chiếm 30% cho thấy đây là một đối thủ mạnh nếu Công Ty Xăng Dầu An Giang không đề phòng thì rất có thể Sài Gòn Petro vượt lên trên để chiếm vị trí dẫn đầu. Sau Sài Gòn Petro là đầu mối xăng dầu PDC chiếm 18% có thể xem là một thị phần khá lớn, cho nên chỉ tập trung vào phân tích những thế mạnh cũng như điểm yếu của các đầu mối này

 Về mục tiêu chiến lược:

- Sài Gòn Petro: Tăng thị phần xăng dầu trên địa bàn An Giang nhưng tập trung chiếm lĩnh thị trường ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa thông qua các tổng đại lý

- PDC: Tăng thị phần và cũng tập trung chiếm lĩnh thị trường khu vực nông thôn nhưng ở những vùng , những khu vực mà phương tiện vận tải đường sông có thể đến được thông qua các tổng đại lý (vì các tổng đại lý này có phương tiện chuyên chở là tàu)

 Điểm mạnh - điểm yếu

Bảng 4.1: Điểm mạnh - điểm yếu của các đầu mối xăng dầu quan trọng Đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu SaiGon

Petro

 Có hệ thống phân phối qua tổng đại lý mạnh

 Thương hiệu mạnh chỉ đứng sau Petrolimex

 Huê hồng cho tổng đại lý cao

 Có chương trình khuyến mãi cho các đại lý của tổng đại lý như: Ngoài thù lao được hưởng cuối năm còn tặng quà và tổ chức cho các đại lý đi du lịch trong nước.

 Còn sản phẩm xăng 83

 Không có hệ thống phân phối qua đại lý bán lẻ trực tiếp hoặc cửa hàng bán lẻ trực tiếp

 Huê hồng cho tổng đại lý cao nhưng không bao gồm chi phí vận chuyển

 Không có chính sách công nợ như của Công Ty Xăng Dầu An Giang

PDC  Thương hiệu cũng khá nổi tiếng.

 Có hệ thống phân phối qua tổng đại lý mạnh.

 Không có hệ thống phân phối qua đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ

 Huê hồng cho tổng đại lý cao nhưng không bao gồm chi phí vận chuyển và thường không ổn định

 Không có chính sách công nợ như Công Ty Xăng Dầu An

Giang

Giang

Đây là hai đối thủ khá lớn của Công Ty Xăng Dầu An Giang nhưng trong đó Công Ty Xăng Dầu An Giang đặc biệt chú ý nhiều là Sài Gòn Petro vì huê hồng mà đầu mối này đưa ra cho các tổng đại lý thường cao hơn của Công Ty Xăng Dầu An Giang nhưng bù lai chi phí vận chuyển từ kho của SaiGon Petro đến tổng đại lý và từ tổng đại lý đến các đại lý bán lẻ đều do tổng đại lý chịu (còn đối với Công Ty Xăng Dầu An Giang thì huê hồng tuy có thấp hơn nhưng Công Ty Xăng Dầu An Giang sẽ chịu chi phí vận chuyển từ kho đến tổng đại lý và hỗ trợ thêm một phần chi phí vận chuyển từ tổng đại lý đến các đại lý bán lẻ) nhưng khách hàng thì thường không chú ý tính đến khâu này nên cho rằng huê hồng của Sài Gòn Petro hấp dẫn hơn của Công Ty Xăng Dầu An Giang.

Bên cạnh đó SaiGon Petro còn lưu hành sản phẩm xăng 83 đây là loại xăng có giá rẻ nên rất được các đại lý ở các vùng nông thôn ưa chuộng vì người tiêu dùng ở những khu vực này thường không quan tâm nhiều đến chất lượng mà họ chỉ quan tâm đến giá cả là chính. Chính vì thế làm cho các đại lý và tổng đại lý mới gia nhập thì thích lấy hàng của Sài Gòn Petro, còn các tổng đại lý và đại lý cũ thì phần lớn không còn bán xăng 83 nữa nhưng do còn số dư nợ trước đó nên vẫn tiếp tục lấy hàng của đầu mối này.

Mặt tiêu cực của việc mở rộng mạng lưới phân phối xăng dầu tràn lan: Một điều rất đáng quan tâm là khi thị trường xăng dầu có biến động do giá xăng dầu trên thế giới tăng, những lúc như thế thì nhu cầu tiêu thụ xăng tăng đột biến (do tâm lý sợ giá tăng của người tiêu dùng) làm cho các đại lý bán lẻ không có đủ xăng 92 để bán thì họ sẵn sàng pha thêm vào xăng 83 để bán cho khách hàng hoặc vẫn bán xăng 92 nhưng số lượng bơm lại không đủ. Một số đại lý khác thì đầu cơ tích trữ chờ tăng giá nên rất hạn chế trong việc bán xăng cho người tiêu dùng. Tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường do các đầu mối xăng dầu không ngừng mở rộng mạng lưới phân phối mà không kiểm soát được hệ thống phân phối của mình.

Một phần của tài liệu 266 Lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm xăng 92 và xăng 95 của Công ty Xăng dầu An Giang giai đoạn 2006-2007 (Trang 31 - 33)