Thực trạng bộ máy Marketing của Công Ty TNHH Hải Đăng

Một phần của tài liệu d1078 (Trang 49 - 51)

Bộ phận Marketing (6 người):

Trưởng phòng marketing: Hoạch định chiến lược marketing chung cho toàn Công ty trong thời gian 1 năm, như vấn đề chi phí (Thường quyết định 20% doanh thu cho hoạt động marketing), việc xây dựng mục tiêu thông thường căn cứ vào số liệu của năm trước và nhân viên cấp. Đánh giá và xét duyệt hoạt động marketing

Phó phòng marketing: Cập nhật thông tin từ phía khách hàng, phản hồi về giá cả, nội dung hoạt động xúc tiến thương mại đã tiến hành. Kí hợp đồng quảng cáo với cơ quan truyền thông như đài truyền hình Hà Nội, đài truyền

hình Việt Nam vào các quý. Thuê lập trình viên xây dựng website cho Công ty, Thực hiện các chương trình hội chợ triển lãm khi có dịp diễn ra, tìm kiếm về kênh phân phối kênh dài hay ngắn, qua nhiều hay ít trung gian (có sự trợ giúp của đội ngũ cộng tác viên). Thông thường phó phòng marketing có bản báo cáo cuối năm về những danh mục đã thực hiện.

Nhân viên marketing: 4 người, công việc chủ chốt là thực hiên bán hàng trực tiếp, gặp gỡ và làm công tác công chúng với phường xã trong các hoạt động mang tính chất Đoàn thể, sinh hoạt.. Lập và triển khai chiến lược xây dựng hệ thống giá cho sản phẩm (thường những chiên lược giá này sẽ phải thông qua ban lãnh đạo).

o Sau khi có kế hoạch cụ thể nhân viên marketing lựa chon kênh và phương tiện truyền thông, tránh tình trạng thất thu mặc dù kinh phí cho hoạt động marketing quá nhiều.

o Phối hợp với bộ phận bán hàng trong việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, đóng góp trực tiếp, phàn nàn của khách hàng, xu hướng thị trường trong tương lai và mời gọi quảng cáo.

Bộ phận bán hàng (5 người):

Chức năng và nhiệm vụ: Có thể nói đây là bộ phận quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp TNHH, việc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng có tốt hay không, thái độ phục vụ như thế nào sẽ tạo nên hình ảnh cho công ty.

o Lập kế hoạch bán hàng, kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn những người nhanh nhạy và đào tạo nhân sự cho lực lượng bán .

o Nhiệm vụ chính là thúc đẩy hoạt động bán, cung cấp sản phẩm kịp thời cho khách hàng, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm thị trường tiềm năng.

Do được thời gian thành lập chưa lâu, hoạt động xúc tiến thương mại ban đầu có nhưng đầu tư chưa đúng đắn, dẫn tới kết quả không như mong muốn, tuy nhiên trong thời gian gần đây khi môi trường cạnh tranh ngày càng sôi động, ban lãnh đạo công ty có sự quan tâm đúng mực, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của công ty đã đạt hiệu quả cao hơn trước, sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, các hoạt động xúc tiến diễn ra nhiều hơn và thu hút được nhiều khách hàng, đối tác làm ăn với doanh nghiệp. Như vậy công ty đã nhận thấy vai trò của hoạt động xúc tiến đối với hoạt động kinh doanh của mình và từng bước có chiến lược, hoạch định cụ thể.

Một phần của tài liệu d1078 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w