- Về con người: Với dân số hơn một triệu người, gần 60% trong độ tuổi lao động, người dân chịu khĩ và năng động Do nằm cạnh thành phố Hồ Chí
2.3.1. Tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Bình Thuận
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và cao hơn mức trung bình của cả nước.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP, theo giá 1994) năm 2005 ước đạt 3.835 tỷ đồng, tăng 1,77 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 – 2005 là trên 12%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X và cao hơn gấp 1,6 lần mức bình quân cả nước (cả nước ước khoảng 7,5%). Tốc độ tăng GDP của các khu vực đều cao, trong đĩ khu vực
cơng nghiệp – xây dựng tăng gần 16,2%/năm, khu vực nơng - lâm – ngư nghiệp tăng 7,5%/năm và khu vực dịch vụ tăng gần 15%/năm, cụ thể:
- Ở những năm 1995, 1996 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Bình Thuận tương đối cao, đạt 12,86%.
- Giai đọan 1997-1999 tốc độ giảm rõ rệt, từ 12,86% năm 1996 xuống 11,93% - 8,88% - 6,63% ở các năm 1997 – 1998 – 1999.
Bình quân giai đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng đạt 10,18%. Giai đoạn này do khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á và Thế giới vào những năm 1997-1998, mà bắt đầu từ khu vực Asean nên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cả nước nĩi chung và của tỉnh nĩi riêng, tốc độ tăng trưởng tương đối thấp.
- Giai đoạn 2000 – 2001 kinh tế phục hồi trở lại 10,71% vào năm 2000, nhưng chưa ổn định và kết quả năm 2001 chỉ đạt 10,41%.
- Giai đoạn 2002-2005, kinh tế tăng trưởng trở lại ở mức tương đối cao, từ 11,06% - 12,21% - 13,02% - 13.59% vào các năm 2002 – 2003 – 2004 - 2005.
Bình quân giai đoạn 2001 – 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 12,05%. Đây là giai đoạn kinh tế thế giới và khu vực đã hồi phục trở lại phần nào cĩ tác động đến sự phát triển kinh tế trong nước; Đồng thời với sự điều chỉnh các chính sách vĩ mơ của Nhà nước cũng như sự nỗ lực phấn đấu của các cấp lãnh đạo địa
phương, kinh tế của tỉnh bắt đầu cĩ sự chuyển biến tích cực trở lại. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng 12,05% giai đoạn 2001-2005 mà cao nhất là 13,59% của năm 2005 chưa làm hài lịng các cấp lãnh đạo của chính quyền địa phương.
Tuy tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trung bình của nước, nhưng so với các tỉnh trong khu vực thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Thuận vẫn chưa sánh kịp. Với những lợi thế và tiềm năng của tỉnh và liền kề với các tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm miền Đơng Nam Bộ nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp thì việc khai thác tiềm năng chưa thật sự hiệu quả. Do đĩ, cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp hữu hiệu để khai thác hết tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tiệm cận với các tỉnh trong khu vực.