Nhóm giải pháp về đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng (Trang 89 - 92)

- Đẩy nhanh tiến độ và hoạt động marketing địa phương.

b) Nhóm giải pháp về đào tạo

- Lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp chỉ mới là điều kiện cần để hoàn thiện môi trường lao động; chất lượng lao động mới chính là yếu tố quyết định sức hấp dẫn của môi trường lao động đó. Trước thực trạng lao động có trình độ và tay nghề của Đà Nẵng ngày càng trở nên khan hiếm, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cần có những biện pháp tạo ra một cơ sở hạ tầng giáo dục tương đối hoàn chỉnh, từ giáo dục tiểu học đến sau đại học; có chính sách đào tạo nghề dài hạn, theo định hướng đầu tư, phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố để tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp tự

- Đầu tư xây dựng thêm các trường đào tạo công nhân kỹ thuật để khắc phục tình trạng thừa kỹ sư mà lại thiếu công nhân kỹ thuật như hiện nay. Thành phố nên liên kết với các trường thuộc quản lý của trung ương hoặc các tổng công ty đang đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để thực hiện các hợp đồng đào tạo theo nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố; hỗ trợ kinh phí cho các trường địa phương nâng cao chất lượng đào tạo.

- Lãnh đạo thành phố cần hạn chế tư tưởng “bảo thủ”, “cục bộ địa phương” trong việc thu hút và mời gọi nhân tài về làm việc cho địa phương; đặc biệt là người Đà Nẵng đang làm việc tại các địa phương khác. Đẩy nhanh tốc độ thực hiện chương trình đào tạo 100 Tiến sỹ – Thạc sỹ để nâng cao đội ngũ cán bộ tri thức của địa phương; và sử dụng nguồn lực này hợp lý thông qua việc phân công phân nhiệm công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo, thu hút các chuyên gia kỹ thuật có tay nghề từ nước ngoài, các kiều bào Việt Nam về làm việc cho thành phố.

- Một tác nhân quan trọng nữa đối với môi trường đầu tư nói chung và môi trường lao động nói riêng chính là người dân địa phương. Vai trò quan trọng của người dân không chỉ vì số lượng đông đảo, mà còn là tập hợp người tiêu dùng, người lao động, người tham gia và sáng tạo trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Người dân có văn hóa, kỷ luật, tay nghề và trình độ quản lý sẽ là lợi thế cạnh tranh dài hạn; thói quen tiêu dùng là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; đức tính thân thiện là tiềm năng để thu hút du lịch và hợp tác kinh doanh; cần cù, sáng tạo là sức mạnh để phát triển bền vững. Người dân thành phố Đà Nẵng nhìn chung đáp ứng được những yếu tố này. Nhưng điều quan trọng hơn là lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cần phải hoạch định chiến

3.5.4 Một số kiến nghị

Để góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, luận văn xin đề xuất thêm một số kiến nghị sau đây.

3.5.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

- Chính phủ nhanh chóng đưa Luật đầu tư đi vào hiệu lực. Mặc dù Luật đầu tư (chung) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 nhưng đến thời điểm hiện nay, văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn chưachính thức ra đời và các nhà đầu tư vì thế vẫn cứ chờ đợi sự rõ ràng của văn bản. Nhìn từ góc độ cải thiện môi trường đầu tư , có thể thấy việc ban hành luật này cũng như các văn bản thể hiện sự lúng túng của cơ quan nhà nước.

- Chính phủ cần tạo lập môi trường cạnh tranh, phát triển đồng bộ các loại thị trường, tạo điều kiện cho khu vực đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, lĩnh vực; đi đôi với việc tạo khuôn khổ pháp lý đề đảm bảo hiệu quả và tăng cường sự giám sát quản lý của nhà nước bởi thị trường là biểu hiện tổng hợp, là thước đo của môi trường đầu tư kinh doanh, thị trường càng phát triển thì môi trường đầu tư càng được cải thiện.

- Chính phủ cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của miền Trung rõ ràng hơn. Nhanh chóng xây dựng chiến lược kinh tế gắn kết các tỉnh thành của miền Trung lại với nhau dựa vào lợi thế điều kiện tự nhiên – xã hội của từng vùng chứ không nên để tình trạng phát triển tự thân như hiện nay, sẽ làm cho môi trường đầu tư của miền Trung vốn khốc liệt nay càng cạnh tranh khốc liệt hơn.

3.5.4.2 Kiến nghị đối với thành phố Đà Nẵng

- Lãnh đạo thành phố cần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế đang hoạt động tại địa phương. Nhanh chóng đi đến xóa bỏ những chính sách bao cấp, ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước; mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau trước các cơ hội kinh doanh. Một khi mà các nhà đầu tư nước ngoài hay các thành phần kinh tế khác không còn bị phân biệt đối xử thì môi trường kinh tế của Đà Nẵng mới càng trở nên hấp dẫn hơn.

- Tập trung xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm dịch vụ, phát triển mạnh trên các lĩnh vực đào tạo, ngân hàng tài chính, du lịch, bảo hiểm, công nghệ phần mềm cho toàn miền Trung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)