Đối với địa phương

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống Hải Phòng với việc phát triển du lịch (Trang 61 - 64)

5 Kết cấu của khóa luận

3.3.3 Đối với địa phương

Đối với các địa phương có nghề truyền thống đã, đang hoặc sẽ có nguy cơ bị mai một, cần nhanh chóng có kế hoạch bảo tồn, lưu giữ những nét văn hoá truyền thống tồn tại trong sản phẩm, bí quyết làm nghề, đồng thời phải chú trọng đến việc thiết kế nên những sản phẩm mới phù hợp với thị trường tiêu thụ hiện đại, dựa trên các nét văn hoá, chất liệu hoặc công nghệ sản xuất truyền thống nhằm nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm sống lại sự phồn

.62 Sinh viên: Vũ Thị Thu Hà

GVHD: Ths. Phạm Thị Khánh Ngọc

thịnh vốn có của các địa phương này.

Có kế hoạch duy trì, phát triển nghề truyền thống theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đi đôi với công nghệ và thiết bị, cần có kế hoạch tổ chức các lớp tuyên truyền nghề cho thanh thiếu niên, bảo tồn và giữ gìn các bảo vật nghề truyền thốngnhư các mẫu hoa văn trên chiếu, chạm khắc của Bảo Hà… cần đặc biệt chú trọng phát huy tài năng và uy tín của các nghệ nhân làng nghề.

Cần coi trọng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể nhân dân ở nông thôn cùng với củng cố và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội nghề, làng nghề trong xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống.

.63 Sinh viên: Vũ Thị Thu Hà

GVHD: Ths. Phạm Thị Khánh Ngọc

IV Kết luận

Làng nghề truyền thống Hải Phòng đã và đang góp phần vào sự phát triển của nghành du lịch nói chung. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, mỗi một làng nghề truyền thống vẫn giữ vững những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Cũng giống như bao làng nghề khác trong cả nước, làng nghề truyền thống Hải Phòng cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, sự mai một của làng nghề, sự tồn đọng thiếu vốn về mặt kinh tế, sự yếu kém của cán bộ trong công tác phát triển làng nghề. Song không phải vì thế mà làng nghề truyền thống Hải Phòng bị mất đi những giá trị đích thực của nó.

Với những yếu tố văn hóa lịch sử chứa đựng trong mỗi sản phẩm, ngày nay du lịch về với làng nghề đã trở thành điểm đến lý tưởng cho mỗi chuyến đi du lịch về với đồng quê, du lịch văn hóa. Song để du lịch trở thành một phương tiện giúp cho làng nghề truyền thống phát triển, thì đó còn là một câu hỏi lớn đối với những nhà làm du lịch, kinh doanh lữ hành. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống sẽ mãi là câu hỏi lớn cho những người yêu quê hương, muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

.64 Sinh viên: Vũ Thị Thu Hà

GVHD: Ths. Phạm Thị Khánh Ngọc

Tài liệu tham khảo

2 Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục.

3 Võ Thị Thắng, Non Nước Việt Nam, xuất bản 2007

4 Luật du lịch, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội năm 2005

5 Bùi Thị Hải yến, tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục

6 Bùi Thị Hải Yến, tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục.

7 Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục.

8 Trần Đức Thanh, Nhập Môn Khoa Học Du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

9 Nguyễn Hải Kế, tìm hiểu thêm nghề tạc tượng Linh Động - Vĩnh Bảo, Tạp Chí Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng

10 Lương Cao Rĩnh, Điêu Khắc Bảo Hà, Vĩnh Bảo 40 năm, xí nghiệp in TTXVN Hà Nội, 1985

11 Luật du lịch năm 2005, NXB Tư Pháp

12 UBND. TP Hải Phòng - Sở Du lịch Hải Phòng - Báo Cáo sơ kết 3 năm thực hiện nghị quyết số 09 - NQ/ TU về phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006- 2010, định hướng năm 2020

13 Phạm Trung Lương, Tài Nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục.

14 Hội Đồng Lịch sử thành phố Hải Phòng, Đại Chí Hải Phòng ( T1), 1990

Một phần của tài liệu Làng nghề truyền thống Hải Phòng với việc phát triển du lịch (Trang 61 - 64)