0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Chiến lược điều chỉnh mức giá:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA HOẠT ĐỘNG TÍNH GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH GIÁ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY DU LỊCH SAO VIỆT (Trang 27 -31 )

 Định giá hai phần:

Định giá hai phần: Do sản phẩm được tách thành hai phần, phần cơ bản và phần bổ sung. Phần cơ bản định giá thấp để khách hàng có lợi ích cơ bản, phần phụ trội sẽ được định giá cao.

 Định giá trọn gói

Doanh nghiệp đưa ra một sản phẩm trọn gói bao gồm tất cả các dịch vụ với một mức giá thấp hơn mức tổng giá thành phần. Nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ trọn gói.

 Định giá theo nguyên tắc địa lý

Định giá FOC (tại nhà máy / mạn tầu) hoặc CIF (giá tại nơi tiêu dùng / đến tận nơi):

Định giá thống nhất: bao gồm cả chi phí vận chuyển bình quân, không phân biệt theo vùng xa hay gần.

 Chiết giá

Chiết khấu tiền mặt. Chiết khấu tiền mặt là sự giảm giá cho những người mua nào thanh toán sớm. Những chiết khấu này khá phổ biến và phục vụ cho mục đích cải thiện thanh toán khoản của người bán và làm bớt phí tổn thu nợ cũng như lượng nợ khó đòi.

Chiết khấu số lượng là sự giảm giá cho những người mua nhiều. Chiết khấu này phải được áp dụng cho mọi khách hàng nhằm khích lệ họ mua nhiều nhờ đó giảm được nhiều phí tổn và tăng được tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chiết khấu chức năng còn được gọi là Chiết khấu thương mại được nhà sản xuất giành cho các thành viên trong kênh phân phối nhằm kích thích họ hòan thành tốt các công việc của họ.

Chiết khấu theo mùa là sự giảm giá cho các khách hàng mua hàng hay dịch vụ vào mùa vắng khách.

 Định giá để quảng cáo

Do những hòan cảnh nào đó, các Công ty sẽ tạm thời định giá sản phẩm thấp hơn giá niêm yết và thậm chí có lúc thấp hơn cả giá thành. Việc định giá quảng cáo mang nhiều hình thức:

- Định giá quảng cáo bán giá vốn vào dịp đặc biệt nào đó.

- Hồi khấu tiền mặt gửi trực tiếp đến khách hàng khi mua sản phẩm của Công ty. Trong du lịch, thông thường hình thức này thường được áp dụng bằng cách tặng thêm một dịch vụ cho khách hàng. Ví dụ: thay vì trả lại cho khách hàng 20 USD thì doanh nghiệp sẽ tặng khách hàng một phiếu massage and spa trị giá 20 USD tại khách sạn hoặc resort mà họ lưu trú. …

Chiết khấu tâm lý: người bán đề ra một mức giá cao giả tạo cho một sản phẩm và rồi bán ra với giá thật thấp.

 Định giá tâm lý

Ở đây doanh nghiệp không chỉ lưu tâm đến vấn đề kinh tế mà còn để ý đến khía cạnh tâm lý học của giá cả nữa. Hãy xem một chương trình du lịch giá 300 USD với một chương trình du lịch giá 299,95 USD. Chênh lệch thực tế có 5 xu nhưng sự cách biệt về tâm lý rất lớn. Khách hàng cho chương trình du lịch với giá 299,95 USD là rẻ, nó nằm trong phạm vi trên 200 USD chứ không phải phạm vi 300 USD. Người mua có cảm giác được mua với giá rẻ hơn sẽ vui hơn, hài lòng hơn.

 Định giá phân biệt

Các doanh nghiệp thường thay đổi mức giá tùy theo đối tượng mua (trẻ em, thương binh, sinh viên… thường được giảm giá vé xe lửa, máy bay, đối với chương trình du lịch thì trẻ em và người lớn sẽ được tính mức giá khác nhau) hoặc tùy loại bao bì, cách phục vụ, chỗ ngồi (trong rạp hát, rạp chiếu bóng), theo ngày hay giờ phục vụ.

 Thay đổi giá

- Chủ động cắt giảm giá: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giảm giá của doanh nghiệp như khi dư thừa năng lực sản xuất hoặc thị trường giảm sút hoặc bán phá giá để khống chế thị trường (phải chú ý đến luật chống phá giá)

- Chủ động tăng giá: Doanh nghiệp tăng giá khi lạm phát tăng cao và khi Cầu tăng quá mức so với Cung. Để tăng giá thành công, doanh nghiệp nên tránh tạo ấn tượng mình là kẻ đục nước béo cò. Phải hỗ trợ việc tăng giá bằng một chương trình truyền thống, nhằm nói cho khách hàng biết lý do tăng giá. Các lực lượng bán hàng của doanh nghiệp nên giúp đỡ khách hàng tìm các phương cách tiết kiệm.

- Đối phó với sự thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh. Trước khi thực hiện cần phải trả lời được 5 câu hỏi sau đây:

- Đối thủ cạnh tranh thay đổi tạm thời hay lâu dài?

- Hậu quả gì sẽ sẩy ra nếu doanh nghiệp gì không thay đổi giá? - Có các cách đối phó nào khác ngoài thay đổi giá?

- Phản ứng tiếp theo của đối thủ cạnh tranh sẽ như thế nào?

- Hậu quả gì nếu doanh ngiệp cũng giảm giá? Ví dụ dịch vụ khi muốn tăng giá trở lại sẽ rất khó vì khách hàng so sánh và muốn nhìn thấy sự gia tăng chất lượng hoặc số lượng dịch vụ bổ sung.

Tuỳ kết quả trên, có một trong 3 phương án xử lý:

Đưa ra giá thấp hơn: tài chính phải mạnh và luật cạnh tranh không vi phạm (bán phá giá).

Giữ nguyên giá và thúc đẩy các hoạt động marketing khác.

Nâng giá gắn với cải tiến chất lượng mẫu mã và tìm cách vây hãm hình ảnh của doanh nghiệp cạnh tranh.

Chương II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIÁ –

CHÍNH SÁCH GIÁ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH

NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY DU LỊCH SAO VIỆT

2.1.Tổng quan về công ty du lịch Sao Việt.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA HOẠT ĐỘNG TÍNH GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH GIÁ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY DU LỊCH SAO VIỆT (Trang 27 -31 )

×