Thực trạng khai thác và phát triển du lịch tại các điểm di tích

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch (Trang 66 - 69)

Quá trình nghiên cứu đã cho thấy các di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng: chùa Hang,chùa tháp Tƣờng Long, đền Nghè đều đƣợc hình thành từ rất sớm. Các di tích này đều có những ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời dân Đồ Sơn. Ở mỗi một di tích ta đều tìm thấy những giá trị độc đáo, những nét đặc trƣng riêng. Điều đó đã khẳng định các di tích trên không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh, văn hóa mà còn có những giá trị rất to lớn đối với du lịch. Đây chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để khai thác loại hình du lịch tìm hiểu về tôn giáo, tín ngƣỡng.

Những giá trị to lớn là nhƣ vậy song hiện nay thực trạng khai thác du lịch tại những điểm này còn nhiều hạn chế. Ngoài đền Bà Đế, đền Nam Hải Thần Vƣơng là những địa chỉ khách vẫn thƣờng tới mỗi khi đến Đồ Sơn thì hầu hết các di tích: chùa Hang, chùa Tháp Tƣờng Long, đền Nghè vẫn còn vắng bóng khách du lịch.Theo bà Vũ Thị Ngát – ngƣời trông coi chùa Hang, ông Bùi Văn Ninh – ngƣời trông coi đền Nghè thì các di tích này ngoài cƣ dân địa phƣơng và nhân dân Đồ Sơn tới thăm viếng, thắp hƣơng thì hầu nhƣ không có khách du

Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 75 lịch. Mặc dù giá trị tại những điểm di tích này không thua kém gì các điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của Đồ Sơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách quảng bá, giới thiệu hình ảnh các di tích này đến khách du lịch còn nhiều hạn chế. Rất nhiều du khách khi đƣợc hỏi về đền Nghè ở Đồ Sơn đều nhầm lẫn với đền Nghè thờ bà Lê Chân ở Quận Lê Chân, Hải Phòng. Mặc dù trong những năm gần đây các di tích này đã đƣợc trùng tu, tôn tạo nhƣ đền Nghè xây mới lại hoàn toàn vào năm 2005, chùa Tháp đang đƣợc tôn tạo từ năm 2009 ... nhƣng nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật tại các di tích này vẫn còn nghèo nàn. Ở đền Nghè, Tháp Tƣờng Long, chùa Hang hầu nhƣ không có bãi đỗ xe phục vụ khách du lịch đến tham quan ...

Thực tế cho thấy đền Bà Đế hiện nay là di tích lịch sử tôn giáo, tín ngƣỡng đƣợc du khách lựa chọn nhiều nhất trong các di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về là khách từ Hà Nội, Hải Dƣơng, Hải Phòng và một số vùng lân cận khác đổ dồn về đây để cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe cho bản thân và gia đình. Riêng đầu năm 2010 đền Bà Đế đã thu hút đƣợc hàng vạn khách thập phƣơng đến viếng đền, không phải là ngày khai hội, cũng không trùng vào ngày nghỉ nhƣng rất nhiều đoàn khách về dự lễ hội. Để tiện lợi hơn cho du khách đến tham quan Ban quản lí di tích và chính quyền Đồ Sơn đã không ngừng nâng cấp một số cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ khách du lịch. Nếu nhƣ trƣớc kia khi vừa đặt chân đến cổng đền Bà Đế du khách có thể cảm nhận thấy không khí ngột ngạt, cảnh chen lấn xô đẩy để vào trong đền thắp hƣơng thì nay với sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của nhà đền tình trạng này đã không còn. Dễ nhận thấy ở đây mọi thứ đƣợc sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và sạch đẹp chứ không có cảnh bát nháo thƣờng thấy ở nhiều lễ hội.

Không có hiện tƣợng ăn xin, trộm cắp, hoạt động mê tín dị đoan hay cờ bạc diễn ra nơi đây. Mọi ngƣời đến lễ hội đƣợc hƣớng dẫn vào làm lễ và tham gia các hoạt động khá trình tự. Tuy nhiên khu vực vệ sinh lại bố trí chật hẹp ngay lối đi vào đền, gây phản cảm. Chính quyền địa phƣơng chƣa có kế hoạch bố trí

Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 76 điểm, bãi gửi xe rộng hơn hiện vẫn phải căng dây trông giữ xe ngay lối đi vào, ảnh hƣởng đến giao thông.

Hay ở bến Nghiêng trong năm 2010 chính quyền Đồ Sơn đã cho xây dựng bãi gửi xe, nâng cấp số tàu thuyền lên hơn 10 chiếc nhằm phục vụ chuyên chở khách tham quan từ Bến Nghiêng ra đảo Dáu, thăm viếng đền Nam Hải Thần Vƣơng. Một chủ tàu cho biết, mỗi ngày vận chuyển khoảng 10 đoàn, mỗi đoàn 20- 30 ngƣời ra đảo, đông hơn hẳn mọi năm. Đây cũng là ngôi đền thu hút khá đông du khách đến thăm, trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 khách du lịch lên đảo thăm quan và viếng đền.

Đặc biệt trong những năm gần đây Đồ Sơn đã cùng với Viện Khảo cổ học và Sở văn hóa thể thao và du lịch Hải Phòng tiến hành khảo cổ học tại di tích tháp Tƣờng Long – một kì quan về Phật giáo của nhà Lý nhằm mục đích phỏng dựng, tôn tạo lại công trình này. Điều này không chỉ có ý nghĩa giữ gìn những giá trị văn hóa của cha ông mà còn có ý nghĩa trong việc khai thác du lịch. Dự án này cũng đã đi vào triển khai từ năm 2009, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015 và sau khi hoàn thành nơi đây chắc chắn sẽ trở thành một điểm du lịch rất hấp dẫn.

Nhìn chung việc khai thác phục vụ phát triển du lịch ở các điểm di tích nói trên tuy có nhiều cố gắng song kết quả không cao. Tình trạng cơ sở vật chất kĩ thuật tại các di tích này còn quá nghèo nàn. Vốn đầu tƣ vào các công trình này còn ít, sản phẩm phục vụ du lịch, đồ lƣu niệm, sách, tranh ảnh về các di tích hầu nhƣ không có. Ở những điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan nhƣ đền Bà Đế vẫn thấy tình trạng chèo kéo khách, các sản phẩm dịch vụ du lịch chƣa rõ nguồn gốc nhƣ thuốc nam, thuốc bắc đƣợc bày bán công khai. Điều này làm giảm đi phần nào giá trị của di tích.

Sinh viên: Vũ Thị Duyên – Lớp VH 1003 77 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC KHAI THÁC PHỤC VỤ PHÁT TRIÊN DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH

Một phần của tài liệu Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngƣỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch (Trang 66 - 69)