Môi trường chính trị – xã hộ

Một phần của tài liệu 252439 (Trang 45 - 51)

c) Giải quyết việc làm

2.3.1 Môi trường chính trị – xã hộ

Ổn định chính trị – xã hội được coi là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư và càng đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư. Đồng thời, ổn định chính trị đóng vai trò thiết yếu để duy trì sự ổn định kinh tế, xã hội, pháp luật …

Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng có một môi trường chính trị ổn định. Đây là nhận định của hầu hết các quốc gia, các nhà đầu tư trên thế giới khi nhận xét

Tóm lại, với những nỗ lực trong việc thực hiện chủ trương của nhà nước cũng như các chương trình do địa phương đề ra, có thể nói môi trường chính trị – xã hội của Đà Nẵng đầy đủ những yếu tố ổn định nếu được đem ra để trên bàn cân so sánh với các địa phương khác. Điều quan trọng là cấp quản lý biết phát huy những lợi thế đó như thế nào để biến thành những điểm mạnh và lợi thế của Đà Nẵng trong cuộc chạy đua thu hút đầu tư nước ngoài với các tỉnh thành khác.

cứu môi trường pháp lý, luật, quy định, các văn bản pháp quy … liên quan đến hoạt động đầu tư. Mặc dù còn những hạn chế và tồn tại, nhưng ở một chừng mực nào đó, môi trường pháp lý hiện nay của Việt Nam phần nào đã được cải thiện. Các văn bản luật được ban hành ngày càng gắn liền với tình thực tiễn của cuộc sống như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hải quan… Các địa phương tiếp nhận các văn bản luật này và với những văn bản hướng dẫn thi hành luật, áp dụng cụ thể vào tình hình của địa phương mình.

- Kể từ khi ra đời lần đầu tiên vào năm 1987, qua các lần sửa đổi vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và gần đây nhất là lần sửa đổi vào tháng 11/ 2005 có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, luật Đầu tư đã ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Song song đó, Đà Nẵng đã ban hành những quy định liên quan đến vấn đề đầu tư nước ngoài nhằm cải thiện và củng cố môi trường đầu tư, thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương mình. Tính đến tháng 7/2006, Đà Nẵng đã ban hành một số lượng 979 văn bản pháp quy (Xem Phụ lục 1). Trong đó, số lượng các văn bản phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế chỉ có 129 văn bản, chủ yếu là hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước; còn trong lĩnh vực thu hút và xúc tiến đầu tư nước ngoài chỉ có 17 văn bản quy định [51]. Số lượng các văn bản trong lĩnh vực hành chính, đất đai, các loại thuế – lệ phí chiếm tỷ lệ khá lớn. Trong thời gian qua, lãnh đạo thành phố phần lớn tập trung vào việc cải tạo và chỉnh trang đô thị với mục đích tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế. Các văn bản, quy định trong lĩnh vực thu hút và xúc tiến đầu tư nước ngoài phần lớn là quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp, mở cửa văn phòng đại diện và một số quy định về chính sách ưu đãi

- Cơ chế “một cửa, một dấu” tuy đã được triển khai thực hiện tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư nhằm rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp, thế nhưng các thủ tục liên quan vẫn còn rườm rà, gây khó khăn cho các nhà đầu tư, bởi chính Trung tâm Xúc tiến đầu tư cũng phải “chạy đến nhiều cửa” để giải quyết thay cho các nhà đầu tư. Do vậy, từ đầu năm 2006 đến nay, Trung tâm Xúc tiến đầu tư của thành phố Đà Nẵng đã chính thức cho ra đời và đi vào hoạt động việc cấp phép qua mạng điện tử. Thông qua hình thức này, đơn xin cấp phép của doanh nghiệp sẽ được Trung tâm Xúc tiến đầu tư gởi đến các cơ quan ban ngành có liên quan trực tuyến, hạn chế được việc tiếp xúc trực tiếp, giảm bớt thời gian chờ đợi và chi phí giấy tờ.

Cũng trong thời gian thực hiện luận văn này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn một số cán bộ làm việc trong Sở Kế hoạch – Đầu tư, Hội đồng nhân dân và một số nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả thu nhận được qua các buổi tiếp xúc đó là Đà Nẵng có một hệ thống quản lý hành chính mạnh và các cơ quan cấp dưới thường triển khai tốt các chỉ đạo và chính sách của UBND thành phố; nếu có sự phản ánh thông qua các đường dây điện thoại nóng đến trực tiếp các cơ quan lãnh đạo thành phố và chính quyền thành phố muốn giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp là giải quyết được ngay – tuy không phải là nhiều. Đây là một lợi thế mà không phải địa phương nào cũng có như Đà Nẵng. Bình Dương cũng đã thành công trong hoạt động thu hút vốn FDI chính nhờ ưu điểm này.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp, thời gian qua việc hiện đại hóa ngành hải quan nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng đã tạo nên những bước tiến nhất định cho hải quan thành phố. Việc lần đầu tiên Đà Nẵng triển khai khai báo thủ tục hải quan cho tàu qua mạng thông tin điện tử đã giúp giảm bớt thời gian cũng như công việc giấy tờ cho các chủ tàu thuyền. Hàng hóa làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu thuộc cảng Đà Nẵng không còn tình trạng chờ đợi lâu như trước đây, hàng hóa thuộc luồng nào sẽ được giải quyết theo đúng luồng quy định, hạn chế việc ảnh hưởng đến khách hàng bởi vì hiện nay tính cạnh tranh tại các cảng ở khu vực miền Trung rất cao. Do vậy, những vướng mắc trong thủ tục hành chính của lĩnh vực nhạy cảm này phần nào đã được khắc phục [42].

- Tuy nhiên, bên cạnh việc cho ra đời các quy định, văn bản, chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, Đà Nẵng và một số địa phương khác trong cuộc chạy đua đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện chính sách “xé rào ưu đãi đầu tư”. Đó là việc ưu đãi về thời gian thuê đất, ưu đãi về giá thuê

sang quản lý trong nước – có vốn đầu tư là 40 triệu USD. Ngay trong ngày đầu khai trương vào tháng 3 năm 1997, Furama đã bị công an đến kiểm tra. Nhận được phản ánh của giám đốc quản lý, Chủ tịch UBND Thành phố (lúc này là ông Nguyễn Bá Thanh) đã ra quyết định mọi hoạt động kiểm tra, giám sát khu nghỉ mát này phải được sự đồng ý bằng văn bản của UBND Thành phố. Đó là một tín hiệu mạnh phát ra từ UBND đối với các cơ quan quản lý nhà nước khác về sự hỗ trợ của lãnh đạo thành phố đối với Furama. Các hành động làm “phiền toái” khu nghỉ mát được chấm dứt. Cho đến nay, Furama là một trong những dự án kinh doanh khách sạn – du lịch thành công nhất ở Việt Nam.[30,24]

Trong khi đó, Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung đã có tiếng là khó khăn cho hoạt động kinh doanh và hình ảnh này hầu như không được thay đổi

Ông Francis T. Tsai, Chủ tịch công ty Mitac, Đài Loan nhận xét chính sách vĩ mô của Việt Nam dường như rất tốt nhưng triển khai cụ thể ở từng địa phương lại quá khác nhau. Mitac đã từng khảo sát môi trường đầu tư tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và một số tỉnh thành phía Nam, rồi quyết định xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh. Chính quyền địa phương nhiệt tình, thủ tục hành chính nhanh gọn là điểm nhà đầu tư này đánh giá cao nhất chứ không phải là những ưu đãi về thuế [36].

Nhìn chung, môi trường pháp lý – hành chính của Đà Nẵng vẫn còn gặp một số những khó khăn, vướng mắc; tuy nhiên đây không phải là vấn đề bức bối nhất trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, trước thực tế hội nhập, việc tinh giản, đơn giản hóa các thủ tục hành chính vẫn được xem là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho chính quyền thành phố Đà Nẵng. Từ cuối năm 2005, chương trình “Năm thủ tục hành chính” đã được phổ biến và triển khai thực hiện ở tất cả các cấp, các sở ban ngành. Việc phát triển kinh tế – xã hội nói chung và đẩy nhanh tốc độ thu hút vốn FDI một phần là phụ thuộc vào tính minh bạch của hệ thống pháp lý, tính gọn nhẹ hơn nữa của thủ tục hành chính của địa phương trong thời gian đến.

Một phần của tài liệu 252439 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)