toàn cầu hóa, thu hút ngoại lực và vươn ra các nước trong khu vực.
Hiện nay, các NH Việt nam đang tăng cường thu hút ngoại lực như vốn, công nghệ
kỹ thuật, nhân lực trình độ cao,... thông qua việc bán một phần vốn cho các đối tác chiến lược nước ngoài, hợp tác liên kết với với các hãng lớn của nước ngoài nhằm mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh và gia tăng giá trị của mình thể hiện qua sự hợp tác quốc tế giữa Sacombank-ANZ, Eximbank-Sumitomo Mitsui (Nhật), Southern Bank-Amcorp Bhd (Malaysia), ACB-Standard Charter, Habubank-Deutche Bank, Vpbank-OCBC, Techcombank-HSBC,...
Một xu hướng lớn của các NHTMCP Việt Nam là sẽ nhanh chóng đi vào và bước qua giai đoạn quốc tế hóa, tiến tới hoạt động NH mang màu sắc toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa sẽ xóa nhòa ranh giới địa lý và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn hiện diện thương mại theo quan niệm của WTO. Trong giai đoạn trước mắt, các NH Việt Nam sẽ tiến vào thị trường Lào, Campuchia và miền Nam Trung Quốc. Sự khởi sắc Lào-Việt bank, Việt-Thái, văn phòng đại diện Sacombank tại Trung Quốc,... cùng với tham vọng niêm yết tại thị trường nước ngoài của ACB, Sacombank,... là dấu hiệu manh nha của xu hướng này. Trong bối cảnh thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước này đang tăng nhanh đáng kể thì hợp tác mang tính toàn cầu hóa là một bước đi hoàn toàn đúng đắn.
Kết luận Chương 2
Bên cạnh thể hiện những khai lược về tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP tại TPHCM, chương 2 đã tập trung đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTMCP trong quá trình hội hập quốc tế. Qua đó, luận văn cũng rút ra những lợi thế cũng như yếu điểm của khối NHTM này, đồng thời cũng phân tích những cơ hội và thách thức mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Trong xu thế
phát triển mới, định hướng phát triển của khối NHTMCP cũng được phân tích sâu sắc để có thểđịnh ra những hướng đi đúng đắn.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP TẠI TPHCM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
3.1. Định hướng phát triển hệ thống các TCTD đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020