Chiến lược kinh doanh của HDB

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP phát triển nhà TP HCM (Trang 64 - 65)

Mục tiêu của HDB là trở thành một trong những NHTMCP hàng đầu Việt Nam và là một ngân hàng tiêu chuẩn trung bình trong khu vực vào năm 2015. HDB xây dựng chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển toàn diện, đa năng, hiện đại và có năng lực tài chính mạnh, phát triển nguồn nhân lực để tăng yếu tố cạnh tranh. Đảm bảo tốt mọi quyền lợi cổđông và khách hàng, thực hiện nhanh, hiệu quả các dịch vụ

nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các đối tượng khách hàng. Chiến lược cạnh tranh của HDB là dựa vào thế mạnh truyền thống của mình về đầu tư vốn, cung ứng dịch vụ tín dụng liên quan đến lĩnh vực nhà ở và kinh doanh ngoại tệ vàng, tạo sự khác biệt bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Tuy vậy, chiến lược kinh doanh của HDB hiện nay vẫn còn những hạn chế

như:

© Chưa có chiến lược dài hạn mang tính cạnh tranh và khác biệt cao.

© Đối tượng khách hàng xác định là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng nhưng thực tế hiện nay những hoạt động ưu tiên và có tính khuyến khích cho đối tượng này chưa rõ ràng.

© Hoạt động vẫn còn theo khuôn mẫu cũ và theo hướng của các ngân hàng khác cùng địa bàn đang tiến hành. Điều này sẽ làm cho ngân hàng khó có được năng lực cạnh tranh cao.

© Ngoài ra không có sự phát triển đồng bộ giữa năng lực tài chính, công nghệ và nhân lực.

© Chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ

tin học vào công tác nghiên cứu còn quá thấp so với các ngân hàng khác cùng địa bàn TPHCM. Đặc biệt là công tác marketing của ngân hàng hầu như còn bỏ ngõ, không được quan tâm đúng mức.

© Hệ thống mạng lưới chi nhánh còn quá mỏng dẫn đến thị phần của HDB bị hạn chế rất nhiều.

2.3 Phân tích SWOT Điểm Yếu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng TMCP phát triển nhà TP HCM (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)