HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Trong những năm qua, thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của nước ta đã phát triển một cách đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 là 8,43% và năm 2006 là 8,17%. Đây là tốc độ phát triển cao nhất trong hơn 9 năm qua và cao hơn nhiều so với một số nước các nước trong khu vực. Hệ thống ngân hàng đóng một vai trò không nhỏ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Bước sang năm 2007 - năm đầu tiên thực hiện các cam kết của một thành viên WTO - sẽ là một hứa hẹn cho sự phát triển và bùng nổ của ngành tài chính - ngân hàng. Để đáp ứng cho sự hứa hẹn đó, các NHTM VN cũng đã có những bước chuẩn bị về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực…
Bảng 2.1: Số lượng Ngân hàng và các tổ chức phi tín dụng tại Việt Nam
STT Các tổ chức tín dụng tại Việt Nam 31/12/04 31/12/05 31/12/06
1 Ngân hàng Thương mại QD 5 5 5
2 Ngân hàng chính sách 1 1 1
3 Ngân hàng Thương mại cổ phần 36 37 34
4 Ngân hàng liên doanh 4 5 5
5 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 28 31 31
6 Công ty tài chính 5 6 6
7 Công ty cho thuê tài chính 9 9 11
8 Quỹ tín dụng nhân dân 906 905 938
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN VN năm 2004, 2005, 2006
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số chi nhánh NHNNg và ngân hàng liên doanh ngày càng tăng, và trong thời gian tới, số lượng ngân hàng sẽ tăng lên nhiều hơn nữa. Theo số liệu của NHNN, hiện tại đã 20 hồ sơ số hồ sơ đề nghị thành lập mới. Hơn nữa, kể từ ngày 01/04/2007, NHNNg đã được phép thành lập ngân hàng trên
lãnh thổ Việt Nam với 100% vốn. Điều này cho thấy, trong tương lai gần, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ càng trở nên gay gắt hơn. Sự cạnh tranh này không chỉ có giữa các NHTM VN với NHNNg mà còn có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với nhau.