Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Một phần của tài liệu 252466 (Trang 59 - 60)

- Trong phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, cần triệt để giữ vững các nguyên tắc:

3.3.2.1. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Là nguồn vốn viện trợ của Chính phủ, của các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và liên hợp quốc, tập trung cho các chương trình cơ sở hạ tầng, y tế, các cơng trình xã hội khác. Nguồn vốn này do Chính phủ nước ngồi hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua các tổ chức quốc tế như EU, WB, ADB, IMF . . . Tỉnh Bình Thuận nhận được nguồn này qua điều phối của trung ương (trừ những dự án nhỏ được nhận trực tiếp).

Các dạng cung ứng của nguồn vốn này gồm viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi, trong đĩ ưu tiên những dự án kinh tế xã hội

khơng sinh lời trực tiếp, hoặc khả năng thu hồi vốn chậm, nhưng cĩ ý nghĩa và ảnh hưởng quan trọng đến việc tạo lập mơi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước nĩi chung và cho sự khuyến khích của tư nhân trong và ngồi nước nĩi riêng.

Bên cạnh những yếu tố tích cực, nguồn vốn ODA cũng hàm chứa trong đĩ những vấn đề mang màu sắc kinh tế chính trị tiêu cực xuất phát từ bên cấp vốn áp đặt, hoặc từ những tác động khách quan bất lợi của mơi trường kinh tế thế giới, hay chủ quan về phía tiếp nhận viện trợ. Do đĩ chúng ta khơng nên quá trơng chờ vào nguồn vốn này để từ đĩ mang tính ỷ lại và thiếu đầu tư cho các nguồn vốn khác.

Do đĩ, để thu hút và quản lý, sử dụng một cách cĩ hiệu quả nguồn vốn ODA trên địa bàn, chúng ta cần phải:

- Trước hết cần phải thay đổi nhận thức về vai trị và bản chất của viện trợ nước ngồi. Tính chất ưu đãi nguồn vốn ODA (thời gian và lãi suất) thường làm cho các cơ quan trong nước (quản lý, tiếp nhận) cĩ quan niệm hết sức dễ dãi và chủ quan về sự phân phối và sử dụng nguồn vốn này. Điều này thể hiện rõ qua việc khơng chú ý đến yêu cầu hiệu quả, bỏ qua yếu tố chi phí cơ hội trong thẩm định, đánh giá dự án, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xác định các ưu tiên đầu tư, vẫn cịn dựa chủ yếu vào vốn nước ngồi, xem nhẹ sự đối ứng của nguồn vốn trong nước, triển khai dự án chậm, cĩ khi cịn lãng phí.

- Thứ hai là thiết lập các định hướng ưu tiên đầu tư và tiến hành nghiên cứu khả thi chặt chẽ từng dự án. Cần tránh xu hướng dàn trải trên một diện rộng bao quát nhiều lĩnh vực, ngành hay địa phương mà nên tập trung vào những dự án cĩ khả năng gây tác động phát triển lớn hơn.

- Thứ ba là tăng cường nguồn lực đối ứng trong nước, năng lực cán bộ, các yếu tố đầu tư vào hệ thống pháp lý . . . để tránh tình trạng quá tải khi nhận viện trợ và khơng sử dụng cĩ hiệu quả.

Một phần của tài liệu 252466 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)